Viêm dạ dày hôm nay

Viêm dạ dày được định nghĩa là viêm một phần hoặc toàn bộ lớp niêm mạc của dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra bất ngờ (cấp tính) hoặc diễn biến từ từ (mạn tính), do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đều dẫn đến các triệu chứng tương tự nhau. Đa phần, viêm dạ dày không nghiêm trọng và thường nhanh chóng được cải thiện nhờ điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến viêm loét rồi chuyển sang những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Các Thuốc Đặc Trị Vi Khuẩn HP Trong Dạ Dày Phổ Biến Nhất

Các thuốc đặc trị vi khuẩn HP được chỉ định trong điều trị những bệnh lý dạ dày dương tính với chủng vi khuẩn Helicobacter pylori. Thông thường, phác đồ

Các thuốc đặc trị vi khuẩn HP được chỉ định trong điều trị những bệnh lý dạ dày dương tính với chủng vi khuẩn Helicobacter pylori. Thông thường, phác đồ điều trị vi khuẩn HP sẽ kết hợp từ 3 – 4 loại thuốc để hạn chế nguy cơ kháng thuốc, đồng thời hỗ trợ phục hồi ổ loét viêm, đảm bảo hiệu quả của thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Các thuốc đặc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày phổ biến nhất

Các thuốc đặc trị vi khuẩn HP được chỉ định trong điều trị những bệnh lý dạ dày dương tính với chủng vi khuẩn Helicobacter pylori

Các thuốc đặc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày

Thuốc đặc trị vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được bác sĩ sử dụng trị viêm loét dạ dày tá tràng khi dương tính với chủng vi khuẩn này.

Không giống với các nguyên nhân thông thường, những trường hợp dương tính với Helicobacter pylori sẽ được sử dụng phác đồ điều trị riêng với mục đích tiêu trừ nguyên nhân gây bệnh và hỗ trợ phục hồi ổ viêm.

Phần lớn các loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị vi khuẩn HP đều phát huy tác dụng kém trong môi trường axit. Do đó, phác điều trị bác sĩ sử dụng thường kết hợp từ 2 – 3 loại kháng sinh với các loại thuốc giảm tiết axit, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Phác đồ tiêu trừ Helicobacter pylori có liệu trình kéo dài từ 10 – 14 ngày. Đối với các trường hợp điều trị thất bại sẽ kéo dài thời gian điều trị đến vài tháng.

Dưới đây là các loại thuốc đặc trị vi khuẩn HP trong dạ dày theo phác đồ của Bộ Y Tế:

1. Nhóm kháng sinh điều trị vi khuẩn HP

Thuốc kháng sinh có tác dụng đặc trị vi khuẩn Helicobacter pylori. Khi được dung nạp vào cơ thể thuốc sẽ hoạt động với cơ chế ức chế hoạt động của xoắn khuẩn, từ đó tiêu diệt tác nhân gây bệnh lý.

Một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP như:

Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin giúp tiêu trừ vi khuẩn theo cơ chế gắn các protein của xoắn khuẩn để ức chế quá trình sinh tổng hợp peptidoglycan, đây là thành phần quan trọng trong tế bào. Khi bị thiếu hụt peptidoglycan sẽ kìm hãm hoạt động của vi khuẩn và tự phân hủy.

Amoxicillin khá bền vững trong môi trường axit của dạ dày nên thường được phổ biến trong việc tiêu trừ xoắn khuẩn. Tuy nhiên, loại kháng sinh này không được chỉ định cho những trường hợp bị tăng bạch cầu đơn nhân, người quá mẫn với thành phần của kháng sinh như cephalosporin và penicillin.

Clarithromycin

Trong phác đồ điều trị có chứa Clarithromycin (Amoxicillin + Clarithromycin + PPI) được áp dụng cho người bệnh không sử dụng thuốc kháng sinh Clarithromycin trong thời gian gần. Clarithromycin thuốc nhóm macrolid bán tổng hợp, tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mạnh.

Nhóm kháng sinh điều trị vi khuẩn HP

Khi được dung nạp vào cơ thể thuốc sẽ hoạt động với cơ chế ức chế hoạt động của xoắn khuẩn, từ đó tiêu diệt tác nhân gây bệnh lý

Khi được dung nạp vào cơ thể, hoạt chất trong thuốc sẽ gắn vào tiểu đơn vị ribosome giúp ức chế hoạt động tổng hợp protein, lúc này xoắn khuẩn sẽ không có khả năng năng đôi và tồn tại.

Trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP, kháng sinh Clarithromycin được chỉ định với hàm lượng 500mg/ 3 lần/ ngày. Thuốc không sử dụng cho đối tượng bị dị ứng với kháng sinh macrolid và những người đang sử dụng dẫn chất của Pimozide, Ergotamin, Cisaprid.

Tetracycline

Có một số loại vi khuẩn có khả năng kháng lại kháng sinh Tetracycline nên thuốc thường được bác sĩ sử dụng kết hợp với Tinidazole/ Metronidazole vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn vừa hạn chế nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn HP.

Kháng sinh Tetracycline có phổ kháng khuẩn rộng, khi hoạt chất này đi vào cơ thể sẽ gắn vào đơn vị 30S của ribosom, với tác dụng ức chế hoạt động tổng hợp protein, đồng thời kìm hãm quá phát triển của vi khuẩn.

Tetracycline không được chỉ định cho trẻ em dưới 8 tuổi, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Metronidazole/ Tinidazole

Dẫn chất 5-nitro-imidazole Metronidazole/ Tinidazole có khả năng ức chế vi khuẩn kỵ khí, động vật nguyên sinh. Những hoạt chất này sẽ liên kết và phá vỡ cấu trúc ADN của vi khuẩn. Khi những sợi ADN bị phá hủy, lúc này tế bào của vi khuẩn cũng sẽ bị tiêu diệt.

Nhóm kháng sinh này chống chỉ định với đối tượng có tiền sử mẫn cảm với dẫn chất này và cân nhắc sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP, Metronidazole/ Tinidazole thường được kết hợp với các loại kháng sinh Amoxicillin, Clarithromycin hoặc Tetracycline.

2. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được chỉ định nhằm làm giảm hoạt động tiết axit dạ dày cũng như đảm bảo hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn của thuốc kháng sinh.

Thuốc khi đi vào cơ thể sẽ hoạt động bằng cách ức chế bơm proton của tế bào, đồng thời ức chế men H+/ K+ ATPase. Nhóm thuốc ức chế bơm proton được đánh giá cao vì có khả năng làm giảm bài tiết axit mạnh và kéo dài hiệu quả.

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ hoạt tính của kháng sinh phát huy hiệu quả tốt nhất, PPI còn có khả năng tái tạo, giúp phục hồi ổ loét, viêm ở niêm mạc dạ dày. Theo các thống kê trong quá trình điều trị cho thấy, ổ viêm sẽ cải thiện từ 80 – 95% sau 4 – 8 tuần sử dụng thuốc.

Những loại thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP, bao gồm: Omeprazole, Esomeprazole,  Pantoprazole, Rabeprazole, Lansoprazole,…

 Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được chỉ định nhằm làm giảm hoạt động tiết axit dạ dày cũng như đảm bảo hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn của thuốc kháng sinh

3. Các loại thuốc kháng histamin H2

Nhóm thuốc kháng histamin H2 có tác dụng làm giảm hoạt động tiết axit dạ dày. Tuy nhiên, hiệu quả ức chế của các loại thuốc này kém hơn PPI nên không được sử dụng phổ biến trong phác điều trị vi khuẩn HP. Các loại thuốc kháng histamin H2 chỉ được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng thuốc ức chế bơm proton.

Các loại thuốc kháng histamin H2 sẽ ức chế cạnh tranh với histamin thụ thể H2 của tế bào, với mục đích hạn chế hoạt động tiết axit dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm tiết dịch vị khi bụng đói, hạn chế bào tiết axit khi bị kích thích bởi thức ăn, insulin, caffeine, histamin.

Thuốc kháng histamin chống chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Bên cạnh đó, người mắc phải các vấn đề về gan, thận nên cẩn trọng khi dùng thuốc.

4. Thuốc Bismuth bảo vệ niêm mạc

Thuốc Bismuth là thuốc duy nhất được chỉ định trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP, thuốc không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng sinh. Ngoài ra, Bismuth còn có khả năng che phủ ổ loét, viêm, hỗ trợ ức chế vi khuẩn hiệu quả.

Thuốc Bismuth khi được dung nạp vào cơ thể sẽ tạo ra một lớp bao phủ lên vùng dạ dày bị tổn thương, từ đó hạn chế quá trình bào mòn của axit dạ dày. Để tiêu diệt vi khuẩn HP, bác sĩ thường chỉ định Bismuth với thuốc kháng sinh + thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc kháng histamin H2.

Thuốc bảo vệ niêm mạc Bismuth không sử dụng cho người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc và người mắc bệnh thận nặng. Ngoài ra, trường hợp có tiền sử xuất huyết tiêu hóa trên cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc.

Một số trường hợp không sử dụng được Bismuth, lúc này bác sĩ có thể chỉ định phác đồ 4 loại thuốc điều trị không chứa Bismuth ( kết hợp 3 loại thuốc kháng sinh + PPI).

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn Hp

Đa số các loại thuốc điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori đều gây ra các tác dụng không mong muốn, dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin có thể gây ra tác dụng phụ như ngoại ban sau 7 ngày sử dụng thuốc. Ngoài ra, Amoxicillin còn phát sinh một số triệu chứng ít phổ biến hơn như tiêu chảy, nổi mề đay, ban đỏ, buồn nôn, ban dát sần, nghiêm trọng hơn là hội chứng Stevens-Johnson.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn Hp

Các loại thuốc ức chế bơm proton có thể gây hôi miệng, táo bón, đau bụng trong quá trình sử dụng

  • Tetracycline có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa sau khi dùng. Ngoài ra, thuốc còn gây ra một số tác dụng phụ như phù Quincke, làn da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nổi mề đay, phản ứng dị ứng ngoài da,…
  • Clarithromycin sau khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ tương tự với Tetracycline như: Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa. Trong một vài trường hợp, thuốc có thể gây viêm gan, rối loạn chức năng gan thận, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
  • Metronidazole/ Tinidazole khi được dung nạp vào cơ thể có thể gây ra một số tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, miệng có vị kim loại. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì các triệu chứng sẽ có xu hướng thuyên giảm sau khi kết thúc liệu trình điều trị.
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton có thể gây hôi miệng, táo bón, đau bụng trong quá trình sử dụng. Nhóm thuốc này sẽ ức chế bài tiết axit dịch vị trong một thời gian dài, điều này sẽ khiến một số vi khuẩn có hại phát triển mạnh dẫn đến viêm đại tràng giả mạc.
  • Các loại thuốc kháng histamin H2 có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban, gây choáng váng, tiêu chảy, mệt mỏi trong quá trình sử dụng thuốc. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc có thể dẫn đến tăng creatinin huyết nhẹ, viêm gan, giảm bạch cầu, tăng transaminase huyết thanh.
  • Bismuth thuốc bảo vệ niêm mạc có thể khiến lưỡi và răng bị nhuộm đen, tuy nhiên sau khi ngưng sử dụng thuốc sẽ hồi phục lại như bình thường. Ngoài ra, thuốc có thể gây khởi phát một số triệu chứng như bệnh não, buồn nôn, nôn mửa, gây nhiễm độc thận và hệ thần kinh.

Ngoài các tác dụng phụ trên, thuốc đặc trị vi khuẩn HP có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng không đề cập trong bài viết. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Trường hợp nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày trong một thời gian dài, từng sử dụng các loại thuốc tây điều trị nhưng không đáp ứng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và sử dụng phác đồ điều trị phù hợp nhất, vì vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc rất cao.

Lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn Hp

Các loại thuốc điều trị vi khuẩn HP có tác dụng tiêu diệt xoắn khuẩn và hỗ trợ làm lành các tổn thương trong dạ dày.

Người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đều đặn, bỏ liều, sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, kết quả điều trị thất bại.

Lưu ý khi sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn HP

Chỉ sử dụng thuốc điều trị khi đã thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP

Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc điều trị khi đã thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP
  • Thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử dị ứng, dựa vào đó bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.
  • Đa số các loại thuốc kháng sinh dùng trong điều trị vi khuẩn HP đều ra tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các biểu hiện này chỉ ở mức độ nhẹ và có xu hướng tự thuyên giảm sau khi kết thúc liệu trình điều trị.
  • Trong thời gian dùng thuốc, nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm bệnh viêm đại tràng giả mạc ( đau quặn bụng, sốt cao, phân có dịch nhầy hoặc mủ, tiêu chảy), lúc này người bệnh cần ngưng dùng thuốc và đến gặp trực tiếp bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.
  • Để cải thiện các tác dụng phụ của thuốc điều trị, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như trái cây tươi, rau xanh, sữa chua,…Các nhóm thực phẩm này có tác dụng làm sạch đường ruột, tăng cường các vi khuẩn có lợi và ức chế các hại khuẩn.
  • Chủng vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc cao. Do đó, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc thêm bớt liều dùng.
  • Tránh kết hợp phác đồ điều trị vi khuẩn HP với các thực phẩm chức năng hoặc thảo dược tự nhiên. Một số hoạt chất trong các sản phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt tính cũng như làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.
  • Người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc điều trị với xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt, luyện tập hợp lý. Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ ức chế vi khuẩn có hại, đồng thời làm giảm các tác dụng phụ của thuốc điều trị gây ra.
  • Người bệnh nên hình thành thói quen ăn chín, uống chín, tránh tiếp xúc với những người khỏe mạnh vì chủng vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm qua nước bọt, vật dụng trung gian và phân.

Trên đây là một số loại thuốc đặc trị vi khuẩn HP trong dạ dày. Chủng vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc rất cao, do đó bạn tránh tự ý sử dụng thuốc. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và sử dụng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:

  • 6 loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản được đánh giá tốt
  • Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Đừng bỏ qua những thực phẩm này
  • Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/thuoc-dac-tri-vi-khuan-hp-5867.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY