12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng khiếp trẻ em nhập viện do nhiễm COVID-19

Đại dịch coronavirus năm 2019 (COVID-19) đã lây qua trẻ em, với số ca nhiễm bệnh ít hơn và tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Tuy nhiên, một số kết quả bất lợi vẫn xảy ra, chẳng hạn như hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C). Một nghiên cứu sơ bộ mới đây đã mô tả các yếu tố nguy cơ gây COVID-19 nghiêm trọng ở trẻ em.

Nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ những trẻ nhập viện do nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng (bao gồm MIS-C), được xác nhận bằng PCR, để xác định các yếu tố nguy cơ ở trẻ có kết quả nặng.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng tỷ lệ thuận với tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của hơn 400 ca nhập viện COVID-19, đối với trẻ em có độ tuổi trung bình khoảng 3,8 tuổi, từ ngày 19 tháng 3 năm 2020 đến ngày 31 tháng 5 năm 2021. Các trường hợp đến từ Canada, Costa Rica và Iran, tương ứng góp 2/3, hơn 1/4 và 7% trường hợp.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng tỷ lệ thuận với tuổi, do đó dưới 2% trẻ sơ sinh phát triển COVID-19 nặng so với hơn 1/3 trẻ trên 12 tuổi. Nhìn chung, hơn 1/3 trẻ em bị nhiễm bệnh phát triển COVID-19 với triệu chứng nặng.

Gần một nửa số trẻ mắc thêm một bệnh, và gần 1/5 mắc nhiều hơn một. Trẻ mắc thêm một bệnh mắc COVID-19 nghiêm trọng trong khoảng 32% trường hợp, so với 37% ở trẻ mắc hai bệnh, nhưng chỉ 20% ​​ở trẻ khỏe mạnh mắc bệnh nặng.

Biểu hiện các triệu chứng COVID-19 nặng ở trẻ bao gồm sốt ở trên 82% trẻ em, trong khi hơn một nửa có biểu hiện ho. Khoảng 32% bị nôn mửa, tỷ lệ tương tự bị viêm mũi, trong khi dưới 30% bị tiêu chảy và đau bụng. Trong đó có ít hơn 1/3 phải nhập viện chăm sóc đặc biệt (ICU).

6 trong số các bệnh nhân đã chết, tất cả đều có tiền sử bệnh tật khác. Hai trong số này là bệnh nhân ung thư đang được chăm sóc giảm nhẹ.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, nguy cơ mắc nhiều bệnh có liên quan đến hơn gấp đôi nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng. Những trẻ bị thiếu máu hoặc rối loạn hemoglobin có tỷ lệ mắc bệnh nặng cao hơn gần 6 lần.

Béo phì có liên quan đến tỷ lệ nhiễm COVID-19 nặng cao hơn gần 3 lần. Sự hiện diện của rối loạn thần kinh, đồng nhiễm vi khuẩn hoặc virus cho thấy COVID-19 làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nặng hơn 3 lần.

Có một triệu chứng như khó thở làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nặng lên 4,8 lần. Chẩn đoán MIS-C cũng có liên quan đến nguy cơ cao hơn, gần 4 lần. Trẻ em có số lượng bạch cầu trung tính tăng cao có tỷ lệ chênh lệch cao hơn, gấp 2,6 lần.

Sự hiện diện của rối loạn thần kinh, đồng nhiễm vi khuẩn hoặc virus cho thấy COVID-19 làm tăng tỷ lệ mắc bệnh nặng hơn 3 lần.

Bệnh béo phì được báo cáo ở hơn 40% trẻ em mắc bệnh nặng, nhưng chỉ 4% trẻ em bị nhiễm bệnh nhẹ.

Ở trẻ em dưới 12 tuổi, rối loạn thần kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng hơn 3 lần. Ngược lại, béo phì có liên quan đến nguy cơ cao hơn 3,2 lần ở thanh thiếu niên khi các tình trạng bệnh lý cơ bản được liệt kê theo nhóm tuổi.

Đáng ngạc nhiên là trẻ em bị suy giảm miễn dịch dường như không có nguy cơ cao mắc bệnh nặng. Dưới 5% trường hợp nghiêm trọng có khả năng miễn dịch suy yếu trong nhóm này, tương đồng với các nghiên cứu trước đó. Phát hiện này dường như đưa ra giả thuyết rằng không phải sự thiếu hụt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ mà do sự thiếu điều tiết của nó dẫn đến COVID-19 nghiêm trọng ở hầu hết những người cần nhập viện.

Kết quả của nghiên cứu có thể giúp phát triển các chương trình tiêm chủng có mục tiêu cho trẻ em có nguy cơ cao và hướng dẫn các phác đồ điều trị để theo dõi các nhóm này sau khi chẩn đoán nhiễm COVID-19 ở trẻ.

Xem thêm:

Tập thể dục có lợi cho làn da như thế nào?

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cac-yeu-to-nguy-co-gay-benh-nang-khiep-tre-em-nhap-vien-do-nhiem-covid-19-32623/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY