Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách cứu người sốc nhiệt bất ngờ khỏi tử thần

Biến chứng của say nắng (còn gọi là sốc nhiệt) rất nặng nề và có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là đối với các biến chứng não. Vậy là thế nào để có thể cứu được người say nắng khỏi lưỡi hái tử thần.

Rối loạn tâm thần vì nắng nóng

Bệnh nhân Lê Ngọc H (nam, 47 tuổi, Phú Yên) đi gặt lúa thuê (máy gặt) tại Ninh Bình cùng đồng nghiệp. Mỗi ngày nhóm gặt phơi người dưới cái nắng gắt khoảng 4 – 6 giờ (nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới hơn 390C). Khoảng 15h ngày 30/5, vào lúc nắng gắt nhất, khi đang đứng đóng gói thóc ngoài đồng, bệnh nhân đột ngột rối loạn tâm thần, nói nhảm, sau đó vài chục phút thì hôn mê.

bệnh nhân được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đỏ da toàn thân, hôn mê sâu. tại đây bệnh nhân được xử trí cấp cứu: đặt ống nội khí quản bảo vệ đường thở, thông khí nhân tạo, chườm mát toàn thân, dùng thu*c hạ nhiệt độ và truyền dịch. sau đó bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không thấy tổn thương, chưa chọc dịch não tủy. sau 12 giờ cấp cứu, tình trạng toàn thân ổn định nhưng ý thức không cải thiện, bệnh nhân được chuyển lên khoa cấp cứu bệnh viện bạch mai. sau 10 giờ điều trị tại khoa cấp cứu, ý thức bệnh nhân có cải thiện hơn (gcs lên được 10 điểm), mạch 80 lần/phút, huyết áp 110/70 mmhg, t0370c, vẫn thở oxy qua ống nội khí quản

Cùng ngày, bệnh nhân tạ thị vân h (nữ, 88 tuổi, hà nội) đang đi chợ thì đột ngột xuất hiện mất ý thức, được người dân xung quanh sơ cứu và gọi cấp cứu 115 đưa vào khoa cấp cứu bệnh viện hữu nghị việt xô. tại khoa cấp cứu, bệnh nhân hôn mê (gcs 8 điểm), co giật, đỏ da toàn thân, sốt cao 400c, mạch nhanh 150 lần/phút, huyết áp 180/100 mmhg, đường máu mao mạch 14,1 mmol/l. bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và thoái hóa khớp. ngay lập tức bệnh nhân đã được các y bác sĩ tại khoa cấp cứu cho thở oxy, dùng thu*c chống co giật, chườm mát toàn thân, dùng thu*c hạ sốt và truyền dịch. sau vài giờ thì tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ổn định hơn, không co giật nữa, ý thức có cải thiện (gcs 12 điểm), sốt có giảm (390c), mạch chậm xuống (130 lần/phút), huyết áp giảm hơn (130/80 mmhg). chụp ct sọ não cho kết quả bình thường.

Trong những ngày nắng nóng, người dân nên hạn chế ra đường và bù nước đầy đủ. Ảnh minh họa

Theo ths. bslương quốc chính- khoa cấp cứu, bv bạch mai, biến chứng của say nắng (hay còn gọi là sốc nhiệt) rất nặng nề và có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là đối với các biến chứng não. đây làmột trong những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến nhiệt, đứng sau chuột rút do nhiệt và kiệt sức do nhiệt. sốc nhiệt thường là hậu quả của việc tập luyện hay làm việc nặng trong môi trường nóng, đi kèm với việc không uống đủ nước.

"Trẻ nhỏ, người già, những người béo phì và những người rối loạn bài xuất mồ hôi sẽ có nguy cơ cao bị sốc nhiệt. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm mất nước, sử dụng rượu bia, bệnh tim mạch và sử dụng một số loại Thu*c", BS Chính chia sẻ.

Hiện tượng sốc nhiệt thường rất nặng và có thể gây nguy hiểm tính mạng do các cơ chế điều hoà của cơ thể chống lại sang chấn (stress) do nhiệt (như ra mồ hôi, kiểm soát nhiệt độ) bị mất cân bằng. triệu chứng chính của sốc nhiệt là việc tăng đáng kể nhiệt độ của cơ thể, thường là trên 40 độ c, kèm theo tính trạng tâm thần thay đổi có thể từ thay đổi tính tình cho đến lú lẫn và hôn mê. da có thể nóng và khô, tuy nhiên sốc nhiệt do gắng sức thì da thường ẩm.

Uống nhiều nước - cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả

Miền bắc và miền trung đang trải qua những ngày hè nắng nóng bất thường và vô cùng khắc nghiệt, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, để dự phòng sốc nhiệtcần uống nhiều nước để tránh mất nước: mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước, nước trái cây, hoặc nước rau... vì các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy khuyến khích sử dụng, bổ sung đồ uống thể thao giầu chất điện giải trong thời gian nhiệt độ và độ ẩm cao (trong các đợt nóng).

Nếu gặp một người bị sốc nhiệt, bác sĩ Lương Quốc Chính đưa ra lời khuyên:

- Đưa người bệnh vào nơi râm mát hoặc nơi có điều hoà nhiệt độ.

- Gọi cấp cứu.

- Làm mát cơ thể bệnh nhân bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người.

- Bật quạt thổi trực tiếp vào người bệnh.

- Cho họ uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu họ có thể uống được.

- Sau cùng là tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động.

Theo VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/nguoi-bi-soc-nhiet-ton-thuong-nao-cuu-nhu-the-nao-d63013.html?fbclid=IwAR18OOjH6EDHHHes4OwE_LBatGw1dvV-3Nvhn098ReIVpP3ePCJmt2eTVnM

Theo VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-cuu-nguoi-soc-nhiet-bat-ngo-khoi-tu-than/20211024103619976)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Tôi 53 tuổi, gần đây khi nằm ngủ ban đêm hay bị chuột rút, có khi một đêm bị đến 2 - 3 lần. Xin hỏi Mangyte đó là bệnh gì và nên đi khám ở khoa nào, có cần xét nghiệm gì không? Cảm ơn Mangyte! (Quang Long - quận 8, TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY