Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Cách điều trị rối loạn thần kinh tim hiệu quả?

Tôi là nữ 43 tuổi, bị rối loạn thần kinh tim đã 3 năm nay, hay mệt mỏi, mất ngủ, nhịp tim lúc nhanh đến 130 nhịp, lúc bỏ qua 1 vài nhịp gây hẫng một cái ở ngực. Tôi đã uống nhiều loại Thu*c tây y, Thu*c bắc nhưng chỉ đỡ một thời gian. Tôi nên làm gì để hiệu quả bền vững hơn?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Chào bạn,

Một bệnh nhân khi bệnh lý đã 3 năm, kết quả chưa mỹ mãn như mong muốn thì thông thường đại đa số sẽ nghĩ là nên thêm Thu*c gì. lời khuyên mà tôi muốn gửi đến bạn đó là "đúng thầy, đúng Thu*c".

Như vậy, điểm quan trọng là đã 3 năm mà chưa thấy hiệu quả thì phải đổi thầy chứ không phải đổi Thu*c. nghĩa là không phải đang có phác đồ nghĩ rằng chưa hay thì tôi thêm thứ gì trong đó mà phải đặt câu hỏi cái mình thêm vào có gây tương tác bất lợi cho toa Thu*c hay không.

Rối tim, theo kinh nghiệm điều trị nội khoa mấy chục năm nay của tôi thì chẩn đoán thường không chính xác thậm chí quá mơ hồ, trong đó không để ý đến các yếu tố khác tâm lý, nội tiết tố như tôi đã phân tích ở trên.

Tôi khuyên bạn đừng nên chạy theo tìm thêm thứ Thu*c khác và cần trở lại tìm thầy Thu*c để xem chẩn đoán đó có chính xác hay không. vì điều trị thường nếu đúng chính xác thì không cần đến 3 năm. Thu*c không thể hiệu quả nếu chẩn đoán sai.

Trân trọng!

AloBacsi.com

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-dieu-tri-roi-loan-than-kinh-tim-hieu-qua-n407474.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY