Bạn nên biết hôm nay

Cách giúp trẻ bỏ các thói quen ăn uống không lành mạnh

Thêm dầu ăn vào rau xanh, không gây áp lực khi ăn rau, để đồ ăn nhanh xa tầm nhìn… có thể giúp trẻ “phá vỡ” các thói quen ăn uống không tốt.

Trẻ con thường thích ăn vặt, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường và carb thay vì thích ăn rau. Những thói quen xấu này không tốt cho sức khỏe và thường khiến các bậc cha mẹ đau đầu. Dưới đây là 5 thói quen ăn uống không tốt trẻ hay mắc phải và những cách cha mẹ có thể làm để xây dựng cho con sở thích ăn uống lành mạnh.

Từ chối rau

Rau giàu vitamin A, C, chất xơ, cần thiết cho chế độ ăn uống của cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, đây lại không phải là niềm yêu thích của các bé, vì "mùi vị" không thu hút. Để khuyến khích trẻ ăn nhiều rau hơn, cha mẹ có thể thử:

Thêm dầu ăn: Một chút chất béo lành mạnh làm cho món rau ngon hơn, ngoài ra còn giúp cơ thể hấp thụ vitamin. Phụ huynh có thể học thêm một số công thức nấu rau cùng với dầu oliu, bơ hoặc rắc thêm phô mai vào các món salad.

Làm cho món rau trở nên đặc biệt: Ban có thể chuẩn bị khay rau với nhiều loại khác nhau để làm món khai vị cho bé. Món khai vị nên có nhiều loại rau màu sắc và trộn với một ít nước sốt để tạo nên sự khác biệt, hấp dẫn trẻ.

Bình tĩnh: Phụ huynh không nên gây áp lực hoặc trừng phạt khi con không ăn rau. Thay vì thúc ép, người lớn nên kiên trì bằng cách mỗi bữa ăn đều chuẩn bị rau trên bàn, cùng ăn và khen về độ thơm ngon của từng loại rau. Bạn có thể mất vài tuần, hoặc vài tháng để trẻ xây dựng thói quen ăn rau như một món ăn trẻ yêu thích.

Trẻ em thường không thích ăn rau. Ảnh: Freepik

Thói quen ăn vặt

Thói quen ăn vặt cả ngày làm trẻ không hứng thú với các bữa ăn chính. trẻ ăn vặt nhiều không tốt cho sức khỏe, khó học cách nhận biết cảm giác đói và no. để "phá vỡ" thói quen này, bạn nên:

đặt lịch trình: trẻ em hoạt động nhiều nên thường xuyên đói. vì vậy cha mẹ nên xây dựng lịch trình ăn đúng bữa (kể cả bữa chính lẫn bữa phụ). giãn cách thời gian ăn uống cũng là cách để trẻ hiểu được cảm giác đói và no. nếu trẻ than vãn rằng rất đói và muốn ăn vặt trước bữa ăn, bạn nên thuyết phục trẻ hiểu sắp đến bữa chính, để trẻ chờ thêm 10-15 phút nữa. nhịn ăn khi đói có thể khó khăn thời gian đầu nhưng sau một thời gian chấn chỉnh, thói quen tốt sẽ hình thành.

Làm bánh cho các bữa ăn nhẹ: Một bữa ăn nhẹ bao gồm chất đạm, chất béo sẽ khiến trẻ no lâu hơn, ít có cảm giác muốn nhấm nháp đồ ăn vặt.

để đồ ăn vặt xa tầm nhìn: thật khó để trẻ từ chối nếu thấy đồ ăn trong tủ lạnh hoặc hiện diện ở mọi vị trí dễ thấy trong nhà. để hạn chế trẻ ăn vặt, bạn nên sắp xếp lại tủ đồ ăn, tốt nhất không nên mua những đồ ăn vặt về nhà.

Uống nước trái cây 24/7

Một lượng nhỏ nước trái cây nguyên chất tốt cho trẻ nhưng uống nước trái cây thay cơm hay nước lọc sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, không còn chỗ cho thức ăn, ngoài ra trẻ còn có nguy cơ bị tiêu chảy, tăng cân.

Để giúp trẻ bớt lạm dụng nước trái cây, cha mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên, chỉ uống nước ép trái cây sau những bữa ăn nhất định; không cho trẻ uống nước trái cây khi trẻ khát, sau thời gian chơi ở sân chơi hoặc tập luyện thể dục thể thao.

Dùng nhiều thực phẩm có đường

Trẻ em thường thích đồ ngọt nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt dễ dẫn đến thừa calo, thiếu chất dinh dưỡng. Với thói quen xấu này, cha mẹ có thể khắc phục bằng cách: đặt giới hạn, giữ một lượng hạn chế thực phẩm có đường trong nhà, cho trẻ ăn ở giờ cố định. Ngoài ra, cần xây dựng thói quen xem xét hàm lượng đường trong thực phẩm mà trẻ sử dụng; tăng cường các món ăn có lượng đường thấp như sữa chua, ngũ cốc và so sánh các nhãn để tìm ra lựa chọn tốt nhất.

Ăn quá nhiều carb

Trẻ từ chối thực phẩm giàu protein như thịt và gia cầm có thể không nhận được các chất dinh dưỡng như kẽm, sắt. Ngược lại, khi các con ăn quá nhiều carbohydrate như bánh mì trắng, mì tôm dễ bị thừa cân hơn và mau có cảm giác đói.

Cha mẹ có thể khắc phục thói quen xấu này bằng cách chế biến thịt mềm, trộn gà với cốm, cắt nhỏ thịt, hầm thịt mềm bằng nồi áp suất; cho thêm gà, bò vào trong nước sốt mì ý, súp. Trẻ cần được bổ sung nguồn protein từ đậu, trứng, các sản phẩm từ sữa ít béo vào bữa ăn.

Anh Chi (Theo Parents)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cach-giup-tre-bo-cac-thoi-quen-an-uong-khong-lanh-manh-4521549.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY