Dinh dưỡng hôm nay

Cách nấu gà hầm Thuốc Bắc chữa chứng suy nhược, mất ngủ

Dược sĩ Nguyễn Bích Thủy, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương hướng dẫn cách nấu món gà hầm Thuốc Bắc chữa suy nhược, mất ngủ, bổ máu.

Xa xưa, Thuốc Bắc được liệt vào danh sách ẩm thực hoàng cung phục vụ tầng lớp vua chúa, quan lại thượng lưu. Qua thời gian, đến nay, Thuốc Bắc lại trở thành món ăn với hương vị thơm ngon, cũng là bài Thuốc bồi bổ cho mọi người.

Thịt gà là thực phẩm giàu protein, phốt pho, vitamin B6, B1, B2... Đặc biệt, nó chứa rất ít chất béo bão hòa. Các vị Thuốc Bắc: Hoàng kỳ, đương quy, đẳng sâm, đại táo.

Nguyên liệu: Gia vị nêm tùy khẩu vị, hoàng kỳ 20gram, đương quy 5gram, đại táo 10 quả, đẳng sâm 20gram, thịt gà 100gram, gừng tươi.

Ảnh: phununet.com


Cách thực hiện:

Xếp thịt gà đã chặt miếng đều khắp đáy nồi. Cho gừng và bột canh vào ướp cùng thịt gà khoảng 20 phút cho thịt mềm và ngấm gia vị.

Ướp xong, cho tất cả các nguyên liệu Thuốc Bắc trên vào nồi thịt gà đã ướp. Cho nước ngập quá nguyên liệu.

bật bếp bắt đầu hầm gà. Khi nồi gà sôi, vặn nhỏ lửa và đảo đều nhẹ nhàng nguyên liệu.

Sau 2-3 tiếng, khi thịt gà và các vị Thuốc Bắc đã chín, múc ra bát và thưởng thức.

Công dụng:

Gà hầm Thuốc Bắc rất tốt cho người cảm cúm, người mới ốm dậy, người bị bệnh tim mạch, bà bầu, người suy nhược cơ thể hoặc có vấn đề về xương khớp. Đặc biệt, món này tốt cho người già mất ngủ.

Nên ăn khoảng 2 lần/tuần giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, bổ máu, chắc xương, bổ sung vitamin và khoáng chất.

Lưu ý: Người cao huyết áp nên bỏ hoặc giảm lượng hoàng kỳ ra khỏi món ăn vì vị Thuốc này có thể làm tăng thêm huyết áp.

Theo PV/VTV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-nau-ga-ham-thuoc-bac-chua-chung-suy-nhuoc-mat-ngu/20200229120155424)

Tin cùng nội dung

  • Suy nhược cơ thể do phế khí hư hay gặp ở những người suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang…
  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • Thục địa dùng cho các trường hợp âm hư huyết hư với các chứng trạng đau lưng mỏi gối, suy nhược cơ thể, ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY