Nhi Nội tiết - Chuyển hoá di truyền hôm nay

Chuyên khoa nhi giữ chức năng chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý di truyền lâm sàng và các bất thường bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hiếm gặp, tư vấn tiền thụ thai (khám tiền sản đề phòng các bệnh di truyền), khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết và tiểu đường ở trẻ em. Các bệnh lý nội tiết nhi khoa và chuyển hoá di truyền có thể kể đến như: tiểu đường sơ sinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu G6PD, chậm phát triển chiều cao, dậy thì sớm̀ hoặc muộn và các bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, thượng thận, sinh dục, tuyến tụy (cường insulin)

Cách phát hiện sớm rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ các bậc cha mẹ cần biết sớm

Trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh nhưng sau đó Tu vong không rõ nguyên nhân, một số trẻ có thể xuất hiện những mùi lạ từ cơ thể… là do chứng rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.

Chị Hường, nhà ở Gia Lâm, Hà Nội, có con được theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Nhi T.Ư, chia sẻ: “Con trai em lúc sinh được 3,3 kg, rất mạnh khỏe, nhưng từ lúc 8 - 14 tháng tuổi, con bắt đầu ốm liên tục. Ở nhà dài nhất 22 ngày mỗi tháng, còn thì cứ vào điều trị các các chuyên khoa tiêu hóa, gan mật, có khi nằm đến 50 ngày một đợt ở khoa gan mật”.

Người mẹ trẻ nhớ lại, khi cháu bú sữa mẹ thì không có biểu hiện gì khác lạ, nhưng khi bắt đầu cho ăn dặm thêm đạm, bột ngoài sữa mẹ, cháu bắt đầu tiêu chảy, nôn, sốt li bì. “Em đã đưa con đi rất nhiều bệnh viện nhưng không tìm ra bệnh. Khi đi khám, có nơi chẩn đoán con bị trào ngược dạ dày thực quản. Cho đến khi cháu 14 tháng tuổi, khám tại khoa nội tiết - chuyển hóa - di truyền Bệnh viện Nhi T.Ư và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc rối loạn chuyển hóa u rê - là căn bệnh rất hiếm”, chị Hương buồn bã cho biết.

Chữa trị bằng cách nào?

Bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa nội tiết - chuyển hóa - di truyền Bệnh viện Nhi T.Ư, lý giải rối loạn chuyển hóa bẩm sinh do đột biến gien gây nên, và mỗi bệnh do đột biến một gien khác nhau gây nên. “Các cháu có thể xuất hiện bệnh bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí trước khi sinh, giai đoạn sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến trưởng thành. Nhưng thông thường thì chúng ta có thể thấy trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân, hoàn toàn bình thường; trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc sữa nhân tạo, nhưng sau 2 - 3 ngày thì xuất hiện một số bệnh lý thông thường khác, như li bì, co giật, Tu vong rất nhanh”, bác sĩ Dũng lưu ý.

Cũng theo bác sĩ Dũng, đấy là biểu hiện thông thường nhất, nhưng các cháu có thể xuất hiện những đợt nôn mất nước, hạ đường máu, hoặc bị co giật, hôn mê, hồi phục, nhưng sau đấy lại xuất hiện đợt tiếp theo. Tức là biểu hiện rất đa dạng. Ngoài ra, một biểu hiện nữa là cơ thể các cháu có thể có những mùi rất đặc biệt. Có mùi mà người ta ví như là mùi của con chuột chù trong các bệnh lý của rối loạn chuyển hóa a xít hữu cơ; có bé thì lại có mùi thơm hơi khét giống như mùi của đường mà chúng ta đun cháy lên. Thậm chí, có bệnh mà mùi của các cháu khi ngửi giống như mùi của bít tất lâu ngày không thay…

“Nghĩa là sinh ra bình thường nhưng đến tuổi nhất định nào đó thì thoái triển dần, như điếc, mắt nhìn kém đi, xuất hiện các triệu chứng thần kinh T.Ư: mới đầu co cứng, sau đó là liệt và tàn tật”, bác sĩ Dũng cho biết.

Trưởng khoa nội tiết - chuyển hóa - di truyền Bệnh viện Nhi T.Ư lưu ý, bản chất của bệnh là thiếu các enzym để chuyển hóa, không chuyển hóa được các chất dinh dưỡng. Vì vậy, nguyên tắc chung của điều trị là hạn chế các chất dinh dưỡng mà cơ thể có khiếm khuyết về mặt chuyển hóa; bổ sung chất có thể thiếu; loại bỏ các chất mà khi các cháu bị mắc rối loạn chuyển hóa nó bị tắc nghẽn, gây độc; cung cấp các enzym thiếu hụt bằng cách thay thế bằng ghép tạng, ghép tế bào gốc, thậm chí đơn giản là tăng cường hoạt động cho các enzym còn lại bằng các vitamin: B1, B2, B12, vitamin H, để cứu sống các cháu mắc bệnh, giúp các cháu có thể phát triển bình thường.

Xét nghiệm giọt máu ở gót chân để phát hiện bệnh sớm

Để phát hiện sớm bệnh lý rối loạn chuyển hóa, cần triển khai sàng lọc sơ sinh vào thời điểm từ 48 - 72 giờ đầu tiên sau khi các cháu ra đời. Bằng một giọt máu thấm khô lấy ở gót chân, xét nghiệm giọt máu đó thể phát hiện được trên 50 bệnh khác nhau cùng một lúc. Một ngày, thiết bị sàng lọc sơ sinh có thể sàng lọc được cho 500 cháu. Đây là cách thực tế nhất để phát hiện các cháu mắc bệnh mà chưa có biểu hiện bệnh để chúng ta điều trị sớm, phòng được Tu vong và phòng được các di chứng về thần kinh và tàn tật.

Theo: bác sĩ Vũ Chí Dũng

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cach-phat-hien-som-roi-loan-chuyen-hoa-bam-sinh-o-tre-cac-bac-cha-me-can-biet-som)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY