Bạn nên biết hôm nay

Cách phòng bệnh viêm kết mạc mùa xuân

Bệnh viêm kết mạc mùa xuân xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, có thể có liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa,
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân xảy ra trên những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, có thể có liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng, hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết cũng là điều kiện làm xuất hiện bệnh dị ứng. Bệnh viêm kết mạc mùa xuân xuất hiện rất nhiều từ đầu mùa xuân đến hết mùa hè. Điều đáng chú ý, nhiều bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế khi mắt đã bị tổn thương nặng, giảm thị lực do người bệnh dụi mắt cho hết ngứa hoặc tự ý nhỏ Thu*c.

Biểu hiện của bệnh

viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt và hay tái phát. Triệu chứng đầu tiên của người bệnh là ngứa và đỏ cả hai mắt. Ngứa ngáy khiến người bệnh muốn dụi mắt, càng dụi, ngứa càng tăng, kèm theo cộm mắt và chảy nước mắt nhiều. Khi đó bệnh nhân chói mắt (nhạy cảm với ánh sáng). Ngứa sẽ càng tăng khi tiếp xúc với gió, bụi, ánh sáng và thời tiết nóng. Một số bệnh nhân than phiền về việc chảy ghèn cục, ghèn nhầy. Qua khám thấy mắt bệnh nhân đỏ, phù nề mi và kết mạc. Phía trong mi mắt có những nhú gai (nốt) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc những nốt màu trắng như sữa ở gần tròng đen.

Lúc đầu có thể bệnh viêm kết mạc mùa xuân chưa làm ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu người bệnh dụi mắt gây tổn thương giác mạc hoặc nhỏ Thu*c không có chỉ định của bác sĩ khiến tổn thương giác mạc, thị lực sẽ giảm sút gây khó khăn trong sinh hoạt. Nếu bệnh nhân không khám, điều trị kịp thời tình trạng bệnh sẽ nặng lên có thể phát triển thành bệnh viêm giác mạc, làm giảm thị lực, có thể gây mù lòa.

Ai dễ mắc?

Bệnh viêm kết mạc mùa xuân không lây nhưng lại có yếu tố di truyền, thường xảy ra ở những người có cơ địa dễ dị ứng với phấn hoa, lông hoặc phấn của côn trùng hoặc gió, ánh nắng và mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em từ 5 - 20 tuổi, tần suất cao nhất là 13 tuổi, xảy ra ở những vùng có 4 mùa rõ rệt. Tuỳ thuộc vào từng cơ địa mà mỗi người chịu sự tác động của các dị ứng nguyên khác nhau. Vào mùa xuân, lượng phấn hoa khuếch tán nhiều trong không khí là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, nhất là những người sống ở vùng rừng núi, nơi có khí hậu ẩm ướt, thảm thực vật phong phú, người trồng hoa, nuôi ong mật,…

Nguy hiểm nếu tự ý dùng Thu*c

Để điều trị được bệnh viêm kết mạc mùa xuân, cũng giống như các bệnh dị ứng khác, cần phải tìm ra dị nguyên gây ra dị ứng. Nếu tìm được dị nguyên và tránh tiếp xúc với dị nguyên thì bệnh sẽ không tái phát. Thông thường, khi mắc bệnh nhân được khám và chỉ định dùng Thu*c chống dị ứng, Thu*c chống viêm nếu thấy thực sự cần thiết và tùy thuộc tình trạng bệnh nhân có những đợt viêm cấp tăng lên do thời tiết hoặc dị ứng nguyên. Tuy nhiên, các loại Thu*c này phải được chỉ định của bác sĩ và người bệnh phải được theo dõi. Có nhiều loại Thu*c chống dị ứng trên thị trường, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ cho bệnh nhân dùng Thu*c phù hợp. Khi bị tái phát bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng lại đơn Thu*c cũ.

Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thói quen tự dùng Thu*c của người bệnh. Khi bị viêm kết mạc dị ứng, bệnh nhân tự mua các Thu*c chống viêm và sử dụng kéo dài không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, rất nguy hiểm khi trong số các Thu*c chống viêm đó là các chế phẩm có corticosteroid và người bệnh khó tránh khỏi tác dụng phụ nguy hiểm như tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh,… dẫn đến mù mắt khi còn rất trẻ. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối phải dùng Thu*c theo chỉ dẫn của thầy Thu*c và tái khám theo đúng hẹn.

Phòng bệnh cách nào?

Những người có cơ địa dị ứng cần tránh tiếp xúc với dị nguyên đó. Nếu như dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; không nên trồng, cắm hoa quanh nhà; khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi... Khi bị bụi, phấn hoa bay vào mắt, phải dùng Thu*c chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch các dị nguyên này. Người bệnh không nên dụi mắt khi ngứa và cần phải rửa sạch mặt và vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối muối S*nh l* 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về.

Nếu ngứa mắt khó chịu, người bệnh có thể đắp gạc lạnh hay nước đá cho bớt ngứa, nhỏ các Thu*c rửa mắt thông thường cho trôi hết các phấn hoa hay bụi bám vào mắt, tránh dụi mắt... Sau đó đến bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị.

Bác sĩ Lê Sơn

Có thể nhầm với bệnh gì?

Chẩn đoán thường chỉ dựa vào hỏi bệnh và lâm sàng, hầu như không cần xét nghiệm labo. Tuy nhiên cũng nên thận trọng để khỏi chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác như viêm bờ mi cơ địa, viêm kết mạc do chlamydia hoặc virut, viêm củng mạc và thượng củng mạc, viêm giác mạc rìa do tụ cầu, pemphigoide mắt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-phong-benh-viem-ket-mac-mua-xuan-7163.html)

Tin cùng nội dung

  • Cứ đến mùa xuân là tôi thường bị ngứa ở nhiều vùng da trên cơ thể. Như vậy là tôi bị bệnh gì, thưa bác sĩ? Cách phòng chữa thế nào?
  • Kết mạc mắt là phần trong suốt phía trước của mắt, nơi mắt tiếp xúc với môi trường ngoài, cũng là nơi dễ bị thương tổn nhất.
  • Viêm cầu thận mạn để lại nhiều biến chứng nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan và chần chừ đi khám bệnh khi có các triệu chứng về bệnh.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Lo sợ bệnh sẽ phát triển thành ung thư là tâm trạng của nhiều người khi mắc bệnh viêm loét dạ dày. Một xét nghiệm mới đã giúp người bệnh bớt lo lắng hơn.
  • Ca dao có câu: “Gió đông lạnh buốt tái tê, thanh hao lá hẹ tràn trề cỗ xuân”. Trong thời tiết nắng ấm có pha chút lành lạnh đầu xuân, rau hẹ phát triển tươi tốt trong vườn. Thứ rau này là thực phẩm của cả bốn mùa, nhưng ăn vào mùa xuân là tốt nhất.
  • Viêm kết mạc mùa xuân YHCT gọi là bạo phong khách, thiên hành xích nhãn...Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau: thể phong nhiệt, thể phong thấp và thể âm hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY