Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt khi thời tiết nóng

Thời tiết nắng nóng, oi bức vào mùa hè khiến đa phần chúng ta dễ lâm vào tình trạng mệt mỏi, kiệt sức và bị say nắng. Để đối phó với tình trạng này, bạn cần tránh các nguyên nhân có thể khiến bạn bị say nắng như tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu, làm việc quá sức, chế độ dinh dưỡng kém…

Tránh ánh nắng trực tiếp

Bạn nên tránh ra ngoài trời lúc trời nắng nóng vào giờ cao điểm. Nếu có thể thì bạn nên hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 15 giờ mỗi ngày. Mỗi khi ra ngoài đường, bạn nên mặc trang phục kín đáo che nắng với khẩu trang, khăn choàng, áo khoác, váy chống nắng…

Cách phòng ngừa say nắng, sốc nhiệt khi thời tiết nóng

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm mũ, nón rộng vành hoặc ô dù để che nắng tốt hơn. Bạn cũng cần bôi kem chống nắngthường xuyên để bảo vệ cơ thể chống ánh nắng trực tiếp.

Đối với người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc luôn cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng chuyên dụng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính.

Nghỉ ngơi hợp lý

Bạn cần tránh làm việc quá sức, đặc biệt là dưới nhiệt độ cao. bạn chỉ nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng vào những thời điểm nóng nhất trong ngày. nếu bạn không thể tránh hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng thì hãy uống nước và trong lúc tập luyện nên xen kẽ việc nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi mát mẻ.

Bạn có thể tập thể dục vào buổi chiều khi thời tiết mát mẻ hơn thay vì tập luyện vào buổi trưa nóng bức, nếu không thể thay đổi lịch tập luyện thì nên chọn phòng tập có không khí thoáng mát và dễ chịu.

Mặc trang phục mát

Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại vải phù hợp vì một vài loại chất liệu mỏng không đủ khả năng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Cần tránh quần áo màu tối, dày vì chất liệu dạng này có thể hấp thụ nhiệt.

Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kiếng mát để bảo vệ mắt.

Uống nhiều nước

Nước sẽ giúp cơ thể bạn đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Mỗi ngày nên uống nước đầy đủ 2 lít hoặc nhiều hơn nếu bạn phải thường xuyên làm việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng.

Có thể ống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.Tuy nhiên, bạn cần uống nước đúng cách để tránh phản tác dụng. Uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày kèm các loại nước ép hoa quả nguyên chất.

Không uống nước quá nhiều một lúc mà nên uống trải đều thời gian trong ngày. Không nên để cơ thể khát mới uống và uống thành từng ngụm nhỏ. Không nên vận động mạnh sau khi uống nước để tránh đau xóc và mất nước nhanh hơn.

Giữ môi trường thoáng mát

Môi trường làm việc thoáng mát, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng. Khi ấy, bạn không chỉ thấy thoải mái, dễ chịu để làm việc hiệu quả hơn mà còn tránh được tình trạng tăng thân nhiệt quá mức dẫn đến bị say nắng.

Hãy áp dụng nhiều biện pháp nhằm giúp môi trường xung quanh bạn mát mẻ hơn như sử dụng quạt gió, quạt phun sương, điều hòa nhiệt độ, mở cửa sổ cho thoáng khí.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Tránh thức ăn nóng và khó tiêu. Ăn thức ăn mát, đặc biệt là salad và trái cây có lượng nước nhiều.Tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, vì các chất này có thể khiến tình trạng mất nước hơn trầm trọng hơn.

Bạn có thể uống thêm viên bổ sung muối để cân bằng các khoáng chất bị mất qua mồ hôi. Tuy nhiên, điều này cũng không bắt buộc vì hầu hết thức ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày đã có đủ lượng muối cần thiết.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/cach-phong-ngua-say-nang-soc-nhiet-khi-thoi-tiet-nong-71329.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-phong-ngua-say-nang-soc-nhiet-khi-thoi-tiet-nong/20230329080445302)

Tin cùng nội dung

  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Tôi rất vui vì đã kéo chồng ra khỏi cơn “say nắng” như thế. Bởi vậy, hôm nay biết mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cơn “say nắng” mỗi khác nhưng tôi cứ chia sẻ vài “bí kíp” của mình. Biết đâu có chị em nào đó có thể sử dụng được
  • Say nắng là một điều dễ xảy ra với bất cứ ai khi mùa hè đến, dù sức khỏe bạn có tốt đến đâu.
  • Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Chườm lạnh bắt cách đắp khăn hoặc đắp đá sau đó dùng Thu*c hạ sốt là những điều cơ bản cần thực hiện với người bị say nóng hoặc say nắng.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY