Sơ cấp cứu hôm nay

Cách xử lý khi bị sặc, hóc dị vật

Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Cứu chữa cho em bé

1. Giữ em bé của bạn trong tư thế mặt úp, đầu dốc ngược thấp hơn thân dọc theo cánh tay bạn. Đầu và vai trên cánh tay bạn. Vỗ mạnh vào phần trên của lưng 5 cái.
2. Xoay mặt bé về phía cánh tay kia của bạn, rồi nhìn vào trong miệng bé và dùng một ngón tay lấy dị vật ra. Nhớ đừng thọc sâu vào cổ họng của bé. 3. Nếu vỗ lưng không thành công thì để hai ngón tay ở phần nửa dưới của xương ức và ấn mạnh xuống với nhịp độ 3 giây một lần. Làm như vậy để tạo ra một cơn ho nhân tạo. Kiểm tra miệng bé lại lần nữa. 4. Nếu vật cản vẫn chưa lấy ra được thì bạn hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 3 thêm ba lần nữa đồng thời gọi xe cấp cứu đến.

Với trẻ lớn hơn 1. Con bạn có thể tự ho để đẩy dị vật ra. Bạn hãy khuyến khích cháu làm như vậy, nhưng cũng đừng để mất thời gian nhiều quá. Nếu như thấy cháu không ho ra được thi hãy cho cháu khum người ra phía trước rồi vỗ mạnh vào giữa xương bả vai 5 cái. 2. Kiểm tra miệng của cháu. Lấy ngón tay đè lưỡi xuống để dễ nhìn. Lấy ra tất cả dị vật nào mà bạn nhìn thấy được.
3. Nếu vỗ lưng không thành công thì hãy ấn mạnh vào ngực cháu, nắm tay lại và đặt nắm tay lên phần dưới xương ức. Lấy tay kia giữ chặt nắm tay. Kéo mạnh nắm tay vào trong đến 5 lần với nhịp độ 3 giây một lần. Kiểm tra miệng lại lần nữa.

4. Nếu ấn ngực không thành công thì hãy ấn bụng. Đặt nắm tay ngay giữa bụng trên, dưới xương sườn. Vòng tay kia qua nắm lấy nắm tay, ấn mạnh hướng lên trên 5 cái. Sau đó, kiểm tra miệng lại lần nữa. 5. Nếu ấn bụng không thành công thì hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 4 thêm ba lần nữa, đồng thời gọi xe cấp cứu.


Mangyte.vn
Theo Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-xu-ly-khi-bi-sac-hoc-di-vat-2495.html)

Tin cùng nội dung

  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Sặc ở trẻ em là một T*i n*n khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trước khi kỹ thuật nội soi đường hô hấp ra đời, tỷ lệ Tu vong ở trẻ do sặc dị vật chiếm tới 20% tổng số Tu vong chung.
  • Sặc ở trẻ em xảy ra khi dị vật (thức ăn, nước, sữa, hạt đậu, bi...) lọt vào đường hô hấp của trẻ (trong y văn gọi là hội chứng xâm nhập đường thở) là một T*i n*n hết sức phổ biến, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở.
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY