Bệnh theo mùa hôm nay

Cách xử trí và hạ nhiệt hiệu quả khi bị sốt vi rút

Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh phổ biến vào mùa hè, đặc biệt là sốt do nhiễm vi rút đang bùng lên thành dịch tại nhiều địa phương trên cả nước. Kiến thức cơ bản về sốt sẽ giúp bạn tự tin hơn trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Ảnh minh họa
Để giúp bạn chủ động xử trí khi bị sốt, BS CKII. Nguyễn Thị Hải Yến (Khoa Quốc tế - Bệnh viện TƯQĐ 108) chia sẻ các kiến thức liên quan đến triệu chứng thường gặp và khá nguy hiểm cho sức khỏe, ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc.

Nhận biết sốt và những biến chứng thường gặp

Sốt là một triệu chứng phổ biến trên lâm sàng, khi thân nhiệt trên 37,5 độ C nếu cặp ở miệng hoặc trên 38 độ C nếu đo ở hậu môn.

Thông thường, nhiệt độ cơ thể của người thay đổi khi vận động nhiều như chạy, nhảy hoặc trẻ em lúc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm.

Ngoài ra, sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút, hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do dị ứng với Thu*c, ở trẻ em còn có thể sốt do mọc răng hay sau tiêm chủng vaccine…

Khi bị sốt, có thể gặp các triệu chứng sau: Rét run, gai lạnh; Khát nước; Da đỏ, nóng, ẩm; Rối loạn ý thức như mất định hướng, mê sảng; Co giật.

Xử trí đúng cách khi bị sốt

Theo BS CKII. Nguyễn Thị Hải Yến: Bệnh nhân bị sốt có thể điều trị tại nhà nếu: Sốt dưới hoặc bằng 39 độ C; Trẻ em vẫn ăn và chơi bình thường, trong khoảng thời gian 2 ngày đầu thì có thể điều trị cho người bệnh tại nhà bằng phương pháp vật lý như: Cho bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hoà từ 25 đến 28 độ, mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi, uống nhiều nước, lau người, hoặc tắm bằng nước ấm…

Dùng Thu*c hạ sốt khi người bệnh sốt >= 38.5 độ C. Thu*c thường được sử dụng an toàn là Paracetamol liều 10 đến 15 mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 đến 6 giờ.

Những trường hợp cần đưa người bệnh bị sốt đến bệnh viện gồm:

- Bệnh nhân sốt cao > 39 độ C không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng Thu*c hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp.

- Hoặc sốt rất cao >= 41 độ C.

- Ở trẻ em cần đặc biệt chú ý khi có các dấu hiệu bất thường như: bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu….

- Bệnh nhân sốt trên 2 ngày.

Khi chăm sóc người bị sốt, cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau:

Khi bệnh nhân đang lên cơn sốt: Hãy để người bệnh nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh. Cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên để có xử lý kịp thời.

Nếu thân nhiệt của người bệnh không quá 39 độ C: Bệnh nhân cần được cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát, không đắp chăn.

Chườm để hạ sốt bằng cách: Lau người, hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C, mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.

Nếu thân nhiệt bệnh nhân từ 38.5 độ C trở lên: Cần uống Thu*c hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thông thường từ 4-6 giờ. Nếu bệnh nhân buồn nôn không uống được Thu*c thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.

Cần cho người bệnh uống nhiều nước, nếu ở trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
Theo Giáo Dục Và Thời Đại
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-xu-tri-va-ha-nhiet-hieu-qua-khi-bi-sot-vi-rut-n400521.html)

Tin cùng nội dung

  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY