Tâm sự hôm nay

Cảm nhận của người được chăm sóc sức khỏe

Cảm nhận của tôi khi viết bài này là sự cảm kích và mang ơn đối với những người làm trong môi trường “cho” nhiều hơn “nhận”
Khi tôi còn nhỏ xíu thì đã bị bệnh phải tiêm Thu*c streptomycin, lớn lên học Dược để trở thành dược sĩ giảng dạy tại trường đại học y dược. Chính điều tưởng là ưu lại trở thành nhược vì những điều đã học thấm sâu vào máu làm tôi cứ chắc như đinh đóng cột là “nếu sức nghe của mình có giảm đến độ điếc, đích thị là do tên láu cá streptomycin rồi!”. Đến tuổi ngấp nghé 30 thì đúng là tôi nghe kém hẳn đi. Tôi bắt đầu được các đồng nghiệp gọi là “Mr. Hả” bởi vì nói chuyện với ai đó cứ “hả?” luôn miệng.

Học và rồi giảng dạy về Thu*c, tôi biết rõ streptomycin là kháng sinh chữa bệnh rất tốt nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại (gọi tắt là ADR). ADR thường gặp nhất (ADR>1/100) của streptomycin là độc với tai do làm tổn thương dây thần kinh ốc tai gây điếc thần kinh. Đây là loại điếc không hồi phục, khả năng nghe suy giảm dần và khó mà điều trị. Vì đinh ninh như thế nên tôi đã cam chịu làm “Mr. Hả” cho đến tuổi 60. Chỉ đến khi có vấn đề về bên tai không bị điếc tôi mới đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Duyên lành đã đến khi tôi đến khám tại khoa Tai mũi họng và gặp thầy BS. Trương Minh Ký. Tuổi cao như thế nhưng thầy rất khỏe, cư ngụ tại Pháp, hằng năm thầy đều về Việt Nam đôi lần để chữa bệnh và trao truyền kinh nghiệm chữa trị về tai cho các bác sĩ trẻ. Thầy đã hỏi rất kỹ về cái tai điếc của tôi, sau đó cho làm nhiều xét nghiệm thính học. Sau cùng, thầy kết luận tôi không bị điếc do Thu*c streptomycin mà do rối loạn có tên otosclerosis (xốp xơ tai).

Nhờ vị thầy già giải thích mà tôi đã xóa bỏ được thành kiến bấy lâu về bệnh điếc của mình. Cách điều trị hiệu quả của xốp xơ tai là phẫu thuật thay thế xương bàn đạp đã bị xơ bằng xương bàn đạp nhân tạo để tái lập sự dẫn truyền âm thanh.

Thầy bác sĩ Ký đã đề nghị mổ cho tôi và thay xương bàn đạp đã xốp xơ bên tai bị điếc của tôi bằng trụ giả (prothetic device) bằng kim loại đặc biệt mang từ Pháp về. Lòng tận tụy của vị bác sĩ cao tuổi, lời ân cần giải thích mô tả việc chữa bệnh của thầy làm tôi rất an tâm và nhận lời. Vào mấy ngày nghỉ lễ 30/4/2011, tôi đã được mổ để trị xốp xơ tai tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Sau cuộc mổ, thầy đã nói với tôi: “Cuộc mổ trơn tru và theo đúng những gì thầy dự đoán”. Khi đó lần đầu tôi được tận hưởng những gì mà bấy lâu không cảm nhận. Tôi đã nghe được tiếng quạt máy quay vi vu trên trần khi nằm dưỡng sức sau cuộc mổ mà tai không cần đeo máy trợ thính.

Cảm nhận của tôi khi viết bài này là sự cảm kích và mang ơn đối với những người làm trong môi trường “cho” nhiều hơn “nhận”. Nhưng đâu phải ai ai cũng làm một việc gì đó chỉ vì hoàn toàn để nhận sự biết ơn. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng trong suốt 110 năm hiện diện với đời, chắc chắn Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã nhận rất nhiều và sẽ nhiều nữa cảm xúc tốt đẹp của người được sức khỏe">chăm sóc sức khỏe, người nhiều khi vừa bệnh - vừa đau - vừa khổ.

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cam-nhan-cua-nguoi-duoc-cham-soc-suc-khoe-8481.html)

Chủ đề liên quan:

chăm sóc sức khỏe

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY