Tâm sự hôm nay

Cần phân biệt thông tin cảnh giác và sự cấm lưu hành Thuốc

Những bất lợi do dùng Thuốc gây ra được gọi chung là “PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA Thuốc” (người nước ngoài gọi ADR
Mới đây, vài tờ báo ở ta đã đăng thông tin về phản ứng có hại của một Thuốc. Đây là việc làm cần thiết nhưng người dùng Thuốc không rõ sẽ đi đến cực đoan là chối bỏ việc dùng Thuốc dù Thuốc ấy đang được bác sĩ chỉ định cho dùng.

Từ trường hợp domperidone

Vài tờ báo đã dẫn lại đăng tải báo cáo dược chất domperidone trên tạp chí chuyên san về dược Prescrire của Pháp đã như sau: “Ước tính trong năm 2012, tại Pháp có từ 25 - 120 trường hợp đột tử do tác dụng phụ của domperidone. Hoạt chất này có thể tăng nguy cơ làm rối loạn nhịp tim. Nhiều nghiên cứu từ năm 2005 của Hà Lan và Canada cho thấy người dùng domperidone có nguy cơ đột tử vì bệnh tim cao hơn từ 1,6 - 3,7 lần”. Do đó, Prescrire khuyến cáo các cơ quan quản lý dược phẩm Pháp và châu Âu nhanh chóng ra lệnh cấm hoạt chất này. Cũng theo thông tin của vài tờ báo, năm 2011, Cơ quan Quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế Pháp (ANSM) gửi văn bản cho các bác sĩ, dược sĩ ở Pháp, trong đó đặc biệt lưu ý: “Nhiều nghiên cứu cho thấy domperidone làm tăng nguy cơ bị rối loạn tim mạch và đột tử. Nguy cơ này cao hơn ở những bệnh nhân trên 60 tuổi hoặc dùng với liều lượng hơn 30mg/ngày. Cần chỉ định domperidone ở liều lượng thấp nhất có thể đối với cả người lớn lẫn trẻ em”. Hiện Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cũng đang nghiên cứu lại về “cán cân” hiệu quả điều trị - tác dụng phụ của hoạt chất này.

Domperidone là Thuốc có tác dụng kháng dopamine, làm kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm điều hòa, tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị của dạ dày sau bữa ăn. Vì vậy, Thuốc dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn cấp, đặc biệt là dùng khá phổ biến trị chứng khó tiêu đầy bụng. Chính vì Thuốc dùng nhiều để trị rối loạn thường xảy ra là khó tiêu mà nhiều người rất lo lắng khi biết về thông tin trên.

Đến ADR

Những bất lợi do dùng Thuốc gây ra được gọi chung là “PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA Thuốc” (người nước ngoài gọi ADR do chữ viết tắt của Adverse Drug Reactions).

Cần lưu ý, nhiều Thuốc được lưu hành trên thị trường dược phẩm vẫn được các viện bào chế dược phẩm theo dõi ADR để nếu Thuốc xuất hiện ADR quá nghiêm trọng sẽ tự ý ngưng lưu hành hoặc bị chính quyền lưu hành Thuốc">cấm lưu hành Thuốc đó.

Ngoại trừ một số ADR thuộc loại nhẹ chỉ gây khó chịu (như ADR gây buồn ngủ của Thuốc kháng histamin trị dị ứng) có thể xảy ra thường xuyên (hễ dùng Thuốc là bị), đa số ADR, đặc biệt ADR gây rối loạn nghiêm trọng (như suy thận, suy gan cấp) - rất hiếm khi xảy ra và chỉ xảy ra khi dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Có loại ADR thuộc loại thường gặp (trong sách chuyên môn dược thường ghi ADR >1/100, tức 100 người dùng Thuốc sẽ có hơn 1 người có nguy cơ bị ADR), có loại ADR thuộc loại ít gặp (1/1.000< ADR <1/100, tức 1.000 người dùng Thuốc sẽ có hơn 1 người có nguy cơ bị TDP), có loại ADR thuộc loại hiếm gặp (ADR<1/1.000, tức hơn 1.000 người dùng Thuốc sẽ có 1 người có nguy cơ bị ADR), và có loại rất hiếm gặp (ADR<1/10.000, tức hơn 10.000 dùng Thuốc mới có 1 người bị ADR). Theo số liệu của Prescrire, tại Pháp năm 2012 có khoảng 25 - 120 trường hợp bị ADR loạn nhịp tim và đột tử trên 3 triệu dân Pháp đã dùng domperidone trong một năm, tức có ADR <1/10.000 là mức rất hiếm gặp.

Cần lưu ý, không phải các Thuốc bị báo cáo về ADR đều bị cấm lưu hành, mà có rất nhiều Thuốc chỉ bị lưu ý, cảnh giác theo dõi trong sử dụng. Năm 2010, đã có trên 5 triệu ADR được báo cáo trong cơ sở dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO data base) nhưng chỉ có vài Thuốc bị ngưng lưu hành. Hay cách đây không lâu, có một công bố của cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (AFSSAPS) về danh mục gồm 59 Thuốc cần đặc biệt theo dõi đã làm nhiều bệnh nhân rất lo, đến độ tính chuyện bỏ dung Thuốc có trong danh sách đó. Cơ quan AFSSAPS cũng có khuyến cáo, bệnh nhân không được ngưng sử dụng những Thuốc có trong danh mục cần cảnh giác nêu trên trong bất cứ trường hợp nào nếu không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Cách đây vài năm, có tin FDA Hoa Kỳ thông báo Thuốc trị tâm thần phân liệt olanzapin (Zyprexa) là Thuốc gây ADR nhiều nhất trong 10 Thuốc cần cảnh giác. Ở ta, một số bệnh nhân đang được điều trị rất tốt với Thuốc này đã vội bỏ Thuốc không dùng nữa và bị bệnh tái phát trầm trọng. Hiện nay, olanzapin vẫn được tiếp tục lưu hành mà chẳng việc gì.

Đối với domperidone, ADR gây rối loạn tim mạch, đột tử có thể chỉ mới là loại rất hiếm gặp và được đánh giá chưa đến nỗi phải cấm lưu hành trong thời điểm hiện nay nhưng đặc biệt phải cảnh giác. Người dùng Thuốc trên 60 tuổi, bị suy chức năng thận, hoặc đang dùng Thuốc nhóm azol (như ketoconazole), kháng sinh macrolid (như erythromycin), Thuốc chống loạn nhịp tim (amiodarone), Thuốc trị tăng huyết áp (diltiazem, verapamil) phải thận trọng không nên dùng domperidone.

Cảnh giác cũng cần đúng mức

Nói chung khi biết một Thuốc có ADR, ta sẽ cảnh giác, thận trọng dùng Thuốc cho thật đúng liều, đúng cách, chứ không nên chối bỏ việc dùng Thuốc. Đặc biệt khi được bác sĩ khám bệnh và ghi đơn chỉ định Thuốc, ta nên yên tâm sử dụng Thuốc. Bởi vì, chắc chắn bác sĩ đã rõ về ADR của Thuốc (điều này đòi hỏi bác sĩ phải luôn luôn cập nhật kiến thức chuyên môn) và đã có sự cân nhắc trong chỉ định Thuốc cho người bệnh dùng.

Để phòng tránh ADR, người dùng Thuốc nên lưu ý mấy điều sau:

- Chỉ thật cần thiết mới mới dùng Thuốc. Hoàn toàn không nên lạm dụng dù chỉ là vitamin.

- Nếu được bác sĩ khám ghi đơn Thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư không thiếu) các Thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.

- Đừng nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng Thuốc nào đó kéo dài từ tháng này sang tháng kia.

- Trước khi dùng một Thuốc, cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ tại nhà Thuốc về những điều cần biết, trong đó có: tác dụng phụ tức ADR, những thận trọng khi dùng Thuốc, chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng Thuốc).

- Khi đang dùng Thuốc nếu bị phản ứng bất thường (có thể bị ADR) nên ngưng ngay Thuốc và đi tái khám báo cho bác sĩ biết để bác sĩ cho hướng xử trí.

- Khi đọc trên báo chí thông tin về ADR của một Thuốc, thì đó là thông tin để tham khảo và cảnh giác chứ người đang dùng Thuốc đó hoàn toàn không nên quá lo lắng tìm cách ngưng dùng Thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định dùng.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-can-phan-biet-thong-tin-canh-giac-va-su-cam-luu-hanh-thuoc-5689.html)

Tin cùng nội dung

  • Bằng những giao dịch vô cùng đơn giản như chuyển khoản ngân hàng, thẻ điện thoại... Họ đã nắm trong tay chi tiết thông tin cá nhân của rất nhiều người
  • Phát hiện sớm và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động to lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ tự kỷ.
  • Chào Mangyte! Em là sinh viên ở Quận 5. Bác sĩ cho em hỏi là xét nghiệm HIV ở Viện Pasteur giá khoảng bao nhiêu và bao lâu có kết quả? Đi đến đó thì mình có được đảm bảo kết quả và giữ bí mật thông tin người bệnh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Mangyte ạ! Em chân thành cám ơn! (Châu Nguyễn - Quận 5 - TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY