Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Cẩn thận với bệnh tai mũi họng - hô hấp ở người cao tuổi

Bước sang tuổi xế chiều, hệ miễn dịch của người cao tuổi suy yếu, sức đề kháng không còn mạnh mẽ như trước nên thường dễ mắc bệnh,

Tại sao bệnh tai mũi họng, hô hấp ở người cao tuổi lại gia tăng trong mùa nắng nóng?

người cao tuổi hệ miễn dịch bị suy thoái khi tuyến ức thoái triển. tuy số lượng tế bào gốc không thay đổi nhưng khả năng biệt hóa thành tế bào b, tế bào t giảm, làm ảnh hưởng sức đề kháng cơ thể. người cao tuổi suy giảm khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật dẫn đến rối loạn cấu trúc và suy giảm chức năng các cơ quan đặc biệt là cơ quan hô hấp, tai mũi họng. ở người cao tuổi các trị số thông khí giảm, thông khí tối đa giảm 40% ở người trên 80 tuổi, dung tích sống giảm, thể tích cặn tăng, khoảng ch*t S*nh l* tăng. người cao tuổi tăng tiết và ứ đọng đàm nhớt nhưng tống ra khó khăn, biến đổi niêm mạc đường hô hấp và phế nang gây trở ngại lưu thông khí và thu hẹp diện tích hô hấp. vì vậy trong những ngày thời tiết nắng nóng cao điểm, thiếu nước, mất nước, người cao tuổi dễ bị say nóng, say nắng, rối loạn thân nhiệt, rối loạn chức năng các cơ quan tai mũi họng, hô hấp.

Đồng thời môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói, không khí hanh khô trong mùa nắng nóng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho người cao tuổi dễ mắc các bệnh tai mũi họng, hô hấp.

Cẩn thận với bệnh tai mũi họngSoi họng cho bệnh nhân

Những bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng?

Bệnh tai mũi họng, hô hấp ở người cao tuổi, không điển hình, khó phát hiện, thường kèm theo một số bệnh khác, diễn biến bất thường. Những bệnh tai mũi họng, hô hấp thường gặp ở  người cao tuổi mùa nắng nóng

Người cao tuổi cơ chế bảo vệ của vùng tai mũi họng kém nhạy, lồng ngực bị thu hẹp kém co giãn, lưng gù, canxi hoá các sụn sườn, cơ hô hấp teo, cơ hoành thấp, cũng là những yếu tố làm gia tăng các bệnh tai mũi họng, hô hấp.

- cảm lạnh: nhiệt độ thay đổi, nắng nóng bất thường, không khí ẩm mốc, bụi bẩn,..làm cho hệ miễn dịch người cao tuổi suy yếu, rất dễ mắc bệnh. đặc biệt thời tiết nóng cũng là yếu tố thuận lợi cho các loại virus gây bệnh sinh sôi phát triển, cảm lạnh dễ xảy ra.

- Viêm họng cấp tính nếu không điều trị sẽ chuyển thành mạn tính. thường biểu hiện sốt, đau họng, ho, khàn tiếng, ngứa họng…

- Viêm mũi xoang, viêm tai giữa,..: độ ẩm không khí thấp, nhiệt độ môi trường cao, nhiều bụi,... làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi, đau đầu, đau tai,…

- viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi với nhiều biến chứng rất nặng dẫn tới nguy cơ Tu vong cao. phế cầu khuẩn, trực khuẩn gram âm,... là nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp ở người cao tuổi, đây là những vi khuẩn có nguy cơ đa kháng Thu*c, không đáp ứng điều trị dẫn đến suy hô hấp, Tu vong

- bùng phát bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi nắng nóng, lưu ý có những trường hợp diễn tiến hen ác tính, suy hô hấp đe dọa tính mạng.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe tai mũi họng, hô hấp người cao tuổi vào thời điểm này?

Tăng tiết, ứ đọng đàm nhớt nhưng tống ra khó khăn, biến đổi niêm mạc đường hô hấp và phế nang gây trở ngại lưu thông khí và thu hẹp diện tích hô hấp. vì vậy trong những ngày thời tiết nắng nóng cao điểm, thiếu nước, mất nước, người cao tuổi dễ bị say nóng, say nắng, rối loạn thân nhiệt, rối loạn chức năng các cơ quan tai mũi họng, hô hấp.

- Hạn chế ra đường khi trời nắng nóng gay gắt, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nếu ra đường cần phải đội nón rộng vành, mặc quần áo dài thoáng mát, đeo kính, khẩu trang,.. Không tắm biển, sông, suối, ao, hồ lúc trời nắng gắt

-  Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước trong một lần, không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây viêm họng,

- Không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để quạt thổi trực tiếp vào người

- Khi có những dấu hiệu viêm mũi, viêm họng, chảy nước mũi, ho, khò khè, khó thở,... cần đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đều đặn 4-5 bữa mỗi ngày. Ăn nhiều thực phẩm nâng cao sức đề kháng, giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trái cây tươi, rau xanh để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.

Cẩn thận với bệnh tai mũi họngNgười cao tuổi nên dành ít nhất 20 phút mỗi ngày để rèn luyện

- Rèn luyện thân thể điều độ và hợp lý ít nhất 20 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, dưỡng sinh, tập thở,...

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh họng, miệng hằng ngày,

- Vệ sinh môi trường, tạo không gian sinh hoạt thoáng mát, hạn chế gió lùa.

- Không hút Thu*c lá, nhất là những người đang bị bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang,...

Những biến đổi hệ hô hấp ở người cao tuổi
Khi người trưởng thành già đi, mỗi hệ cơ quan trong cơ thể đều trải qua những sự thay đổi khác nhau. Những biến đổi này là kết quả của sự tương tác giữa môi trường sống, bệnh tật, di truyền, stress và rất nhiều yếu tố khác. Những thay đổi này đôi lúc rất dễ nhận thấy như tóc bạc, da nhăn, lưng gù. Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi âm thầm trong cơ thể mà mắt thường không thể nhận ra được. Quá trình lão hóa làm giảm hiệu lực của các cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, giảm khả năng thích nghi, bù trừ do đó không đáp ứng được những đòi hỏi của sự sống.
Những thay đổi S*nh l* do tuổi đôi khi được coi là không thể tránh khỏi và không thể thay đổi. Hệ hô hấp cũng như các hệ tim mạch, hệ da lông tóc, hệ tiêu hóa, cơ xương khớp cũng theo tuổi tác mà thay đổi dần đi.
Về hệ hô hấp: Giảm dung tích sống (VC), phổi có xu hướng kém đàn hồi, hạn chế chức năng trao đổi khí. Thông khí tối đa giảm rõ ở người cao tuổi phản ánh dự trữ hô hấp giảm, vì vậy thường khó thở, thiếu không khí. Khả năng hấp thụ oxy vào máu động mạch ở người có tuổi cũng giảm, ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy cho mô, ảnh hưởng tới hoạt động chung. Mất nước và calci trong xương, sụn sườn vôi hóa, khớp sườn - cột sống co cứng, đĩa đệm đốt sống thoái hóa, cơ lưng dài teo khiến lồng ngực kém di động hơn tạo lực cản lớn làm giảm hiệu quả hô hấp. Giảm sút đáng kể số lượng các lông mao trên bề mặt đường dẫn khí. Những cấu trúc dạng lông này giữ vai trò quan trọng trong việc cảnh báo người già trước các dị vật đường thở như thức ăn. Tình trạng giảm số lượng lông mao thường trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có hút Thu*c hoặc tiếp xúc với khói bụi của môi trường (lớp lông mao trên bề mặt đường dẫn khí bị dàn mỏng và hoạt động mất hiệu quả). Hơn nữa, nhiều người cao tuổi có giảm phản xạ ho do thay đổi S*nh l* hệ thần kinh. Khi 2 tình trạng trên kết hợp với nhau người cao tuổi sẽ có nguy cơ cao bị nghẹn, hít phải thức ăn cũng như viêm phổi tiến triển hay các bệnh lý khác của đường hô hấp.

BS.CKII NGUYỄN VĨNH PHƯỚC

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/can-than-voi-benh-tai-mui-hong-ho-hap-o-nguoi-cao-tuoi-n174644.html)

Tin cùng nội dung

  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY