Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Cẩn thận với bệnh truyền nhiễm ở trẻ vào mùa hè

Cẩn thận với bệnh truyền nhiễm ở trẻ vào mùa hè

Gia tăng trẻ nhập viện

Bệnh viện Bạch Mai, thời điểm nhiệt độ tăng cao đã khiến nhiều trẻ phải nhập viện. Tại Khoa Nhi của bệnh viện, chị Ng.T.L mẹ của cháu Ng.A.Ph. cho biết con chị đã nhập viện từ 3h sáng nay. Ở nhà cháu có biểu hiện ho, sốt và khó thở, trước đó cháu bị chảy nước mũi. Mẹ cháu chia sẻ thêm khi cháu ho sốt thì ăn uống kém đi, hay nôn trớ, gia đình rất lo lắng nhưng không tự ý đi mua Thu*c ngoài mà phải cho cháu đi khám rồi điều trị theo phác đồ của các bác sĩ.

Theo ths.bs phạm văn hưng - khoa nhi bv bạch mai: vào mùa hè trẻ em dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do sự thay đổi thời tiết, từ nóng sang lạnh như từ phòng điều hòa sang phòng thường hoặc trẻ em chơi ngoài trời thì sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm tai mũi họng hoặc nặng hơn sẽ là viêm phổi, viêm tiểu phế quản và các bệnh lý về tiêu hóa như mùa hè chúng ta bảo quản thức ăn không được tốt, có thể gây tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. hay các bệnh truyền nhiễm khác như các bệnh về chân tay miệng, sốt xuất huyết cũng rất hay gặp ở trẻ em trong giai đoạn này.

Trong thời gian gần đây bệnh viện cũng tăng nhiều bệnh nhân chủ yếu là các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng, viêm tai giữa và rải rác một vài ca sốt xuất huyết. Trung bình một ngày Khoa Nhi – BV Bạch Mai khám ngoại trú cho khoảng 200 bệnh nhi, chỉ trường hợp nặng mới cho nhập viện. Hiện tại, trung bình một ngày chỉ có 10 đến 15 cháu phải nhập viện và dự kiến số lượng bệnh nhân sẽ tăng nhiều trong thời gian tới.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột

Thực tế ở thành phố bây giờ, phụ huynh cũng có thêm nhiều sự hiểu biết về chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên cũng có một số sai lầm về nguyên lý hạ sốt như trẻ chưa sốt cao thì đã cho uống Thu*c hạ sốt hoặc trẻ sốt cao nhưng không cặp nhiệt độ, không biết nhiệt độ trẻ là bao nhiêu. Khi trẻ sốt cao thì lại mua những miếng dán hạ sốt chứ lại không dùng Thu*c mà thực chất tấm dán hạ sốt hầu như không có tác dụng. Ngoài ra, một số phụ huynh thường mắc sai lầm trong việc vệ sinh tai mũi họng cho trẻ, một số thường xuyên rửa mũi họng cho con mặc dù trẻ không bị viêm mũi họng.

Bác sĩ nhi khoa khuyến cáo: để phòng tránh những bệnh truyền nhiễm trong mùa hè, chúng ta nên tránh sự thay đổi đột ngột từ điều hòa ra ngoài môi trường. nên để nhiệt độ điều hòa từ 26 đến 28 độ, không nên để quá thấp. trước khi ra ngoài thì chúng ta phải tắt điều hòa từ 10 đến 15 phút, sau đó mới cho trẻ ra ngoài, bởi vì những sự thay đổi này làm tăng nguy cơ các bệnh cho đường hô hấp.

Phải vệ sinh cho trẻ thật sạch, chú ý tới việc chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong mùa covid-19 thì phải rửa tay thường xuyên, và đeo khẩu trang. với những trẻ khi có các biểu hiện bệnh lý như sốt, chảy nước mũi hoặc các bệnh lý về truyền nhiễm thì không nên cho trẻ đi học, hoặc tập trung những nơi đông người, hay chơi với các bạn khác vì dễ lây nhiễm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/can-than-voi-benh-truyen-nhiem-o-tre-vao-mua-he-20200528160754149.html)

Tin cùng nội dung

  • Nắng hè oi bức là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở... Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY