Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh báo: Bé trai 8 tuổi ho tím tái vì nuốt nhầm mảnh lego

Thông tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, các bác sĩ vừa tiếp nhận và xử trí trường hợp một bé trai 8 tuổi nuốt phải một mảnh đồ chơi lego. Mảnh đồ chơi rơi vào tận phế quản của bé, các bác sĩ phải tiến hành nội soi phế quản và gắp ra được một mảnh lego có kích thước 1x2cm.

Tin từ Bệnh viện quận Thủ Đức cho hay, ca nội soi gắp dị vật cho cháu bé 8 tuổi được tiến hành ngày 7/3. Vào khoảng 11 giờ trưa, các bác sĩ đã tiếp nhận bé trai 8 tuổi tên là Nguyễn Quang H (ngụ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) nhập viện với những triệu chứng như ho sặc sụa, tím tái, bứt rứt khó chịu trong người,... do nuốt nhầm đồ chơi xếp hình lego.

Ngay lập tức, bệnh nhi được chỉ định chụp CT. Trên phim CT, các bác sĩ đã ghi nhận ở phế quản trái có một khối dị vật hình chữ nhật, kích thước (1x2cm). Để lấy được dị vật, bệnh nhi được chỉ định nội soi phế quản trái để gắp ra. Do đây là trường hợp đặc biệt phức tạp, bệnh nhi mới chỉ 8 tuổi, rất khó thực hiện nội soi, bé dễ bị co thắt phế quản, có thể gây suy hô hấp cấp trong quá trình nội soi. Các bác sĩ đã tiến hành một cuộc hội chẩn liên khoa gồm khoa Ngoại lồng ngực mạch máu và Gây mê hồi sức để đưa ra phương án tối ưu nhất giữa việc chọn gây tê hoặc gây mê cho bé trước khi nội soi.



Mảnh lego được lấy ra khỏi phế quản của bệnh nhi

Sau hội chẩn và thống nhất ý kiến, ekip quyết định chọn phương án gây tê vì những ưu điểm như dây thanh âm của bé vẫn còn mở khi gây tê, trái ngược lại với gây mê, dây thanh âm sẽ khép lại, khi rút dị vật ra có thể gây tổn thương dây thanh âm. Hơn nữa, bé còn nhỏ, nếu sử dụng Thu*c gây mê, có thể có những tác dụng phụ không mong muốn.

Tuy nhiên, phải đến 7 giờ 30 phút tối, ca nội soi gắp dị vật mới được tiến hành thực hiện, do bệnh nhi vừa ăn trước đó khoảng 1 tiếng. Ekip quyết định phải chờ đủ 8 tiếng kể từ lần ăn cuối để dạ dày trống, khi thực hiện nội soi bệnh nhân sẽ an toàn hơn.


Hình ảnh dị vật trong quá trình nội soi

Để tinh thần bé được ổn định, bớt lo lắng, ekip đã quyết định đặc cách cho ba của bé vào cùng để trấn an do không sử dụng gây mê. Trong quá trình thực hiện, do bị kích thích, nên bé giãy dụa liên tục khiến ca nội soi vốn đã phức tạp, lại càng khó khăn hơn. Các bác sĩ một mặt phải kèm giữ bé để cố định, đồng thời phải cố gắng gắp dị vật thật nhanh và chính xác để giảm thiểu khả năng gây sang chấn tối đa. Sau 5 phút thực hiện, ca nội soi đã diễn ra thành công, dị vật được gắp ra khỏi người bé. Hiện tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày tới.

BS Nguyễn Kim Anh – Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, trưởng ekip, người thực hiện nội soi gắp dị vật cảnh báo: “Đây là một trong những trường hợp dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em, do trẻ em thường có thói quen cho các đồ vật nhỏ vào miệng. Vì vậy khi chăm sóc trẻ, nếu trẻ chưa đủ ý thức để nhận biết, thì không nên cho trẻ chơi với đồ vật nhỏ dễ nuốt, nếu không có sự giám sát của người lớn”.


Hình ảnh dị vật trên phim

“Trong mọi trường hợp khi phát hiện trẻ bị ho sặc do nuốt phải dị vật, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, nhằm kịp thời xử trí sớm tránh để lâu ngày có thể khiến trẻ bị viêm, suy hô hấp cấp dẫn đến Tu vong.” BS Kim Anh khuyến cáo thêm.

Trước đó, cũng trong ngày 7/3, Bệnh viện quận Thủ Đức cũng đã thực hiện thành công ca nội soi phế quản gắp mẩu xương cá cho người đàn ông 54 tuổi bị ho sặc sụa suốt 3 năm trời mà không rõ nguyên nhân.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/choi-do-choi-lego-be-trai-nuot-vao-bung-n154474.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY