Dị ứng , Mề đay hôm nay

Cảnh báo làm đẹp cuối năm: Môi đóng vảy tiết lởm chởm vì phản ứng cấp tính sau phun xăm

ThS.BS Hoàng Văn Tâm - Bệnh viện Da liễu Trung ương khuyến cáo các bạn bị cơ địa dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng... nên cân nhắc trước khi xăm môi vì nguy cơ tác dụng phụ nhiều hơn người thường.

ThS.BS Hoàng Văn Tâm - Khoa phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ trên trang fanpage của mình:

Để có 1 làn môi gợi cảm, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau: đánh son, xăm môi, tiêm filler...

Mỗi phương pháp đều có những tác dụng không mong muốn. Trong quá trình hành nghề bác sĩ Tâm gặp nhiều biến chứng do xăm môi, nhất là những trường hợp xăm môi ở những cơ sở không có chuyên môn, dùng những màu xăm chứa những chất độc như thuỷ ngân, chì, arsenic...

Nhân 1 ca xăm môi có biến chứng nặng (là bạn của bạn mình bị cách đây gần 1 năm), bác sĩ tâm mong mọi người lưu ý: hãy là những người làm đẹp thông thái!

Các bạn bị cơ địa dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng... nên cân nhắc trước khi xăm môi vì nguy cơ tác dụng phụ nhiều hơn người thường.

alobacsi phản ứng cấp tính sau khi xăm môiNữ bệnh nhân bị phản ứng cấp tính sau khi xăm môi. Sau 2 tuần điều trị tích cực bằng kháng sinh, đắp dung dịch sát khuẩn và vệ sinh da, bôi kem điều trị viêm da đã hết hoàn toàn tổn thương - Ảnh: fanpage Bác sĩ Tâm

Nữ bệnh nhân chia sẻ: “Mình vừa xăm được 4 hôm thì nổi một nốt mụn. Lúc đó, mình đi ra hiệu Thu*c mua acyclovir về để bôi nhưng mà sau đó, khi bôi vào thì nó chảy dịch ra sau đó nó lan xung quanh môi.

Đầu tiên, nó xảy ra ở môi dưới nhưng lúc mình đi ngủ, bặm miệng lại, nó lại lây lên môi trên và đã 2 tuần rồi vẫn chưa khỏi”.

Đây là lần đầu chị xăm môi, ban đầu là khử thâm trước, sau đó xăm màu đỏ. Nhưng đẹp đâu chưa thấy, đôi môi chị rỉ dịch và khô thành lớp dày cộp.

Bác sĩ tâm cho biết: “sau xăm môi có thể xảy ra phản ứng, chia làm 2 loại: thứ nhất là phản ứng cấp tính, và thứ hai là phản ứng mạn tính. phản ứng cấp tính sẽ xuất hiện trong tháng đầu tiên. phản ứng cấp tính thường hay gặp nhất là phản ứng kích ứng hoặc tình trạng nhiễm khuẩn. đặc điểm tổn thương của bạn bây giờ là môi bị tiết dịch màu vàng, chảy dịch rất nhiều. bạn thuộc tình trạng phản ứng cấp tính và đang bị tình trạng nhiễm khuẩn.

Với tình trạng nhiễm khuẩn này, bạn sẽ phải điều trị trong vòng vài tuần để ổn định hơn và sau này môi của bạn có gặp phản ứng chậm (tức là phản ứng viêm da tiếp xúc), thông thường 1 một tháng. với tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng, ta sẽ phải điều trị kéo dài hơn.

Tuy nhiên, công việc đầu tiên là ta sẽ kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn của người bệnh trước và tình trạng này sẽ ổn trong vòng một vài tuần thôi”.

alobacsi ThS.BS Hoàng Văn Tâm - Bệnh viện Da liễu Trung ươngThS.BS Hoàng Văn Tâm tại Hội nghị Da liễu thẩm mỹ toàn quốc lần thứ 4 tổ chức tại Cần Thơ ngày 27-28/11

Sau 1 tuần điều trị tích cực, toàn bộ tổn thương vảy tiết và tình trạng nhiễm trùng ở môi bệnh nhân đã hết. Chị cho biết: “Sau khi về nhà, mình nhỏ dung dịch Jarish. Khi nhỏ thì cái vẩy tan ra, sau khi tan ra mình dùng gạc nhỏ Jarish. Sau đó mình đắp vào môi khoảng 20 phút và đắp xong mình vệ sinh môi thật sạch sẽ. Sau đó, mình bôi Thu*c theo hướng dẫn của đơn Thu*c. Sau khoảng 2 ngày, dịch màu vàng không còn tiết ra nữa thì mình vẫn tiếp tục bôi Thu*c theo bác sĩ.

Và bây giờ sau 1 tuần, môi không còn bị nổi mụn. Mấy cục ở trên môi giống như mụn cũng không còn nữa. Nói chung, môi không còn sưng nhưng mình có cảm giác da non và nó vẫn căng ra nên mình vẫn bôi vaseline. Mỗi lần vệ sinh xong thì mình vẫn bôi vaseline và Thu*c vào đều đặn và giờ cũng đỡ rồi”.

Bác sĩ Tâm tư vấn: “Mặc dù bạn đã hết cảm giác đau, nhưng vẫn còn những cảm giác da khô và căng. thời lời khuyến cáo của tôi, bạn nên tiếp tục sử dụng để dưỡng ẩm và dùng Thu*c tiếp theo hướng dẫn. Tôi tin rằng môi bạn sẽ kiểm soát rất tốt. Nhưng dù là môi của bạn kiểm soát tốt thì bạn vẫn nên khám lại sau 1 tháng nhằm đánh giá tình trạng viêm da tiếp xúc. Nếu có tình trạng này, ta phải điều trị tích cực hơn. Tuy nhiên, theo diễn biến hiện tại bây giờ, tôi nghĩ bạn sẽ ổn. Xin cám ơn bạn!”.

Trọng Dy


AloBacsi tổng hợp

Lần cập nhật cuối: 13:26 03/01/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/canh-bao-lam-dep-cuoi-nam-moi-dong-vay-tiet-lom-chom-vi-phan-ung-cap-tinh-sau-phun-xam-n413600.html)

Chủ đề liên quan:

cấp tính làm đẹp phản ứng

Tin cùng nội dung

  • Cha mẹ nào cũng muốn con mình xinh đẹp và giỏi giang, đôi khi việc làm đẹp cho bé cũng là một cách để thể hiện “bộ mặt của gia đình”.
  • Xin cho biết về chứng viêm khớp Reiter, có phải đây là bệnh lây qua quan hệ T*nh d*c? Biểu hiện của bệnh ra sao và ai có nguy cơ cao?
  • Đào là một trong những loại quả quí. Và không chỉ thế, quả đào còn có tác dụng chữa bệnh cũng như dưỡng nhan sắc.
  • Có bao giờ bạn nghe nói đến việc đắp mặt nạ làm đẹp bằng phân chim? Nghe có vẻ lạ lùng và khá bẩn, song kỳ thực mặt nạ phân chim là một bí quyết sắc đẹp có từ hàng thế kỷ của người Nhật
  • Ở người cao tuổi, phản ứng có hại của Thuốc xảy ra nhưng lại có các biểu hiện lâm sàng dễ đưa đến ngộ nhận là do các rối loạn của tuổi già và do bệnh tật gây ra.
  • Mặc dù chỉ chiếm hơn 10% tổng dân số thế giới, nhưng người già lại sử dụng một lượng Thuốc gần tương đương với những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do người già thường mắc đồng thời nhiều loại bệnh và gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình lão hóa,
  • Cái tin “tinh trùng làm đẹp da” không biết phát tán từ đâu đã khiến các đức ông chồng vô cùng hoảng sợ. Bởi các vị phu nhân không có nhu cầu phòng the mà chỉ muốn “thần dược” để trẻ hóa làn da. Nhưng trên thực tế, dịch tinh trùng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao…
  • Các bậc phụ huynh rất lo lắng sau khi tiêm phòng lao cho bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào?
  • Muối ăn có chứa rất nhiều chất khoáng vi lượng và Clorua Natri, đây là những thành phần giúp săn chắc da, kháng khuẩn, trị mụn… vì thế nếu bạn biết cách sử dụng muối cho mục đích làm đẹp, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY