Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh báo viêm da nặng do kiến ba khoang

(MangYTe) - Hai tuần trở lại đây, số bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang tăng đột biến. Nhiều người tự mua Thu*c bôi khiến vết thương bị nhiễm trùng, thậm chí gây biến chứng, khó điều trị.

Kiến ba khoang có tên khoa học là paederus fuscipes curtis (staphylinidae, coleoptera), trong cơ thể chúng có chứa pederin - độc tính gây bỏng. loài côn trùng này có thân hình thon, dài như hạt thóc, có hai màu cam sẫm và đen, dân gian còn gọi với nhiều tên khác nhau như: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong…

Các tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng, kiến ba khoang có độc tố pederin (c24h43o9n), độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên chủ yếu gây bỏng da, dễ nhầm với zona thần kinh.

Khoảng hai tuần trở lại đây, trung bình mỗi ngày, bệnh viện da liễu trung ương tiếp nhận khám cho hơn 100 bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

Bệnh nhân gặp nhiều ở các quận, huyện ven đô của hà nội. nhiều trường hợp 2-3 người trong cùng gia đình phải đi khám vì bị kiến ba khoang đốt. không ít trường hợp bị tổn thương nặng, đến viện khám sau 3-4 ngày xuất hiện các vệt đỏ đầu tiên do độc tố của kiến ba khoang.

Kiến ba khoang có độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang.

Theo các bác sĩ, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường có các biểu hiện: thương tổn hồng ban, hơi phù nề, mụn nước, mụn mủ có dạng đường, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân. thương tổn đối xứng có thể thấy ở vùng nếp gấp như nách, bẹn, nếp gấp khuỷu tay hoặc khoeo chân. nếu độc tố dính vào tay mà không rửa tay sạch ngay vô tình sẽ làm độc tố dính vào các vùng khác trên cơ thể.

Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng, nhưng có thể làm cho nhiều người trong gia đình hoặc khu dân cư cùng mắc bệnh một lúc, hoặc trên cùng một người có thể mắc nhiều lần trong mùa.

Ngoài ra, các bác sỹ khuyến cáo, khi phát hiện có kiến ba khoang, nên đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm để xử lý, tuyệt đối không chà sát, đập kiến để dịch độc tiết ra.

Khi lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da, cần lập tức rửa dưới vòi nước sạch bằng nước muối S*nh l* hoặc xà phòng nhằm giảm nhẹ độc tố. nếu tổn thương nhẹ thì có thể bôi kem đặc trị, trường hợp tổn thương nặng hơn, xuất hiện mụn mủ, lan rộng thì cần đến viện chuyên khoa da liễu điều trị.

Kiến ba khoang không tấn công mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến gây nên viêm da dị ứng. các tình huống mà con người có thể tiếp xúc với chất pederin: cố tình hoặc vô tình đập ch*t kiến khi chúng bò trên cơ thể, khi kiến bò lên khăn, quần áo đang phơi, con người sử dụng khăn hoặc quần áo này và vô tình chà xát kiến lên cơ thể, gây phóng thích chất độc lên da người.

Vì vậy, trước khi sử dụng khăn lau hoặc quần áo, chúng ta phải xem xét kỹ, nếu phát hiện có kiến thì nhẹ nhàng di chuyển chúng ra khỏi đồ dùng (dùng 1 tờ giấy cho kiến bò sang rồi di chuyển chúng sang nơi khác).

Buổi tối khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ có lỗ thoát khí.

Các khu nhà ở chật hẹp như ký túc xá hoặc khu nhà ở của công nhân gần các khu công nghiệp, ở gần nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm, đồng ruộng vừa mới gặt xong cần vệ sinh môi trường, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng. Sử dụng bình xịt côn trùng gia dụng, xịt vào các chân tường, bậc cửa ra vào, cửa sổ để ngăn kiến bò vào nhà. Sử dụng các loại bẫy đèn để dẫn dụ và bắt kiến, không cho kiến vào nhà. Khi kiến rơi hoặc bò lên da không nên dùng tay giết mà nên thổi cho kiến bay đi tránh để dịch tiết của nó dính vào da.

Nếu phát hiện vừa tiếp xúc với dịch tiết của kiến thì nhanh chóng rửa chỗ tiếp xúc dưới vòi nước. Khi vùng da đó bắt đầu thấy đau, rát thì dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch Jarish, oxyd kẽm, mỡ kháng sinh rồi đến các cơ sở y tế để được chỉ định điều trị thêm.

Hà My

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/canh-bao-viem-da-nang-do-kien-ba-khoang-d179212.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Mọi người thì vẫn cứ bảo là sốc độc tố hiếm khi xảy ra lắm, thế mà lại xảy ra với tớ các bạn ạ.
  • Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c ở nữ giới cao hơn nam giới. Chị em cần biết cách bảo vệ cũng như phát hiện bệnh sớm để có thể kịp thời điều trị.
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Đối với phụ nữ do kinh nguyệt, thể chất dễ khiến cho cơ thể bị thiếu máu ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Da phồng rộp thành vệt hoặc đám, nổi mụn nước ở giữa, cảm giác rát bỏng, trẻ con có thể sốt nhẹ..., nếu nặng phải dùng Thu*c kháng histamin hoặc kháng sinh.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY