Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cao Bằng hưởng ứng Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển

Ngày 21/10, tại Cao Bằng, đoàn cán bộ sở y tế của tỉnh đã có chuyến đi thực địa tại một số xã, đơn vị địa phương thuộc huyện Hòa An nhằm chỉ đạo và giám sát các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển (16 – 23/10).
Ngày 21/10, tại Cao Bằng, đoàn cán bộ sở y tế của tỉnh đã có chuyến đi thực địa tại một số xã, đơn vị địa phương thuộc huyện Hòa An nhằm chỉ đạo và giám sát các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ dinh dưỡngphát triển (16 – 23/10).

Đã diễn ra buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho người dân do Trung tâm y tế xã tổ chức. Đối tượng tham dự là các bà mẹ mang thai, các bà mẹ có con dưới 2 tuổi. Nội dung chính của buổi hướng dẫn là tập trung vào việc tuyên truyền cho các bà mẹ biết cách lựa chọn, chế biến và sử dụng đa dạng nguồn thực phẩm an toàn sẵn có tại gia đình và địa phương, tổ chức bữa ăn gia đình đảm bảo đủ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm… Phần thực hành, các bà mẹ đã được hướng dẫn trực tiếp cách chế biến bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ.

BS Phạm Thị Huyền Hạnh, Trạm trưởng trạm y tế xã cho biết: hiện nay xã có 846 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi), hàng tháng thông qua các buổi họp xóm, hội phụ nữ, thanh niên… chúng tôi đều cố gắng duy trì tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông về PCSDDTE, dịch bệnh, vệ sinh môi trường… cho các đối tượng này. Còn đối phụ nữ mang thai, phụ nữ có con dưới 2 tuổi, sẽ được quan tâm hơn, đặc biệt trong các đợt cao điểm như Ngày Vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ NCBSM, hay Tuần lễ dinh dưỡng phát triển, họ sẽ được tham gia các buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, phát tờ rơi… như ngày hôm nay. Nhìn chung ý thức của người dân đã được cải thiện đáng kể nhưng hiện nay xã vẫn còn 16/835 hộ thuộc diện nghèo đói và chỉ 44% người dân ở đây có bảo hiểm tự nguyện… nên việc triển khai các hoạt động dinh dưỡng vẫn cần sự nỗ lực hơn nữa từ các ban ngành.

Một nét mới trong hoạt động hưởng ứng Tuần lễ dinh dưỡng năm nay đã diễn ra tại xã Bế Triều đó là các ban ngành đoàn thể xã đã phối hợp với Hội khuyến nông của xã tổ chức buổi hướng dẫn kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi thực tế tại vườn cây, ao cá cho các đối tượng là đoàn viên thanh niên. Đây được coi là hoạt động rất thiết thực và mang tính lâu dài nhằm trang bị kiến thức sớm cho các đối tượng sắp đến tuổi lập gia đình có cơ hội phát triển kinh tế nông thôn sau này, góp phần giảm đói nghèo, PCSDD…

Bà Hoàng Thị Bích – một chủ hộ làm VAC giỏi tại thôn Pác Gà cho biết: được sự quan tâm của chính quyền và sự hỗ trợ của tổ chức Lifsap (Dự án cạnh tranh trong chăn nuôi và ATTP) về kĩ thuật và giống, những năm gần đây phong trào đào ao thả cá tại đây đã phát triển rầm rộ, nhà nào đất trật, không có vườn thì đào một khoảnh ruộng làm ao. Rất nhiều hộ dân ở đây đều có ao thả cá và chỉ khác nhau là ao to hay nhỏ mà thôi. Cũng theo bà Bích: ngoài thu nhập được tăng thêm từ ao cá, có thể trồng thêm rau cải, rau ngót, đu đủ, chuối… xung quang bờ ao để tăng thêm nguồn rau củ quả sạch cho gia đình…

Buổi chiều, sau khi kiểm tra, giám sát các hoạt động khám, cấp phát Thu*c cho người cao tuổi, tư vấn chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi tại khoa nhi, đoàn đã tiến hành tổ chức họp nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm về các hoạt động triển khai Tuần lễ dinh dưỡng. Theo đánh giá của BS Nông Chí Truyền, Phó giám đốc TT YTDP Cao Bằng: nhìn chung các hoạt động triển khai đã được thực hiện nghiêm túc, theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng quốc gia. Thời gian tới, các hoạt động phối hợp với các đơn vị trong ngành cần tiếp tục được duy trì trong công tác giám sát hỗ trợ tuyến cơ sở để thực hiện các hoạt động về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.

Tại cuộc họp, các ý kiến cũng tập trung thảo luận, đề ra phương hướng, nhiệm vụ để từng bước tháo gỡ những khó khăn chưa thể giải quyết một sớm một chiều của tỉnh nhà, đó là: sự chuyển đổi hành vi thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại gia đình còn chưa thật sự tích cực, nhất là các bà mẹ ở vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 24%, SDDTE ở mức rất cao, đặc biệt thể thấp còi là 32,4% (trung bình toàn quốc 24,9%)...

BS Triệu Nguyệt Hoa, giám đốc TT CSSKSS Cao Bằng cho biết: trong thời gian tới công tác giáo dục truyền thông từ các cán bộ trung tâm y tế đến người dân vẫn là chủ đạo. Nhưng do kinh phí hạn hẹp, chúng tôi sẽ vận động các gia đình sẽ mang những thực phẩm sẵn có từ gia đình, địa phương tới các lớp thực hành dinh dưỡng để giúp họ nâng cao kiến thức, dần thay đổi hành vi. Còn với những hộ quá nghèo thì nguồn kinh phí chi khoảng 200 hay 300 ngàn ít ỏi của chính quyền hỗ trợ cũng rất là quí giá. Bên cánh đó, do địa hình Cao Bằng trập trùng đồi núi, đường xá đi lại khó khăn nên đối với những hộ ở xa các trung tâm y tế, chúng tôi đã và sẽ tiếp tục cho tổ chức thành các cụm gia đình gần nhau để tổ chức các buổi truyền thông và thực hành dinh dưỡng...

Để từng bước cải thiện tình trạng SDDTE, cũng theo BS Hoa: trong thời gian tới, các ban ngành sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tham mưu cho lãnh đạo chính quyền địa phương để huy động sự ủng hộ của cộng đồng trong công tác PCSDDTE. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ của Ban chỉ đạo PCSDDTE các cấp về các mặt hoạt động tại cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các mục tiêu của chương trình, đồng thời tổ chức giám sát liên ngành các đợt truyền thông trọng điểm cần trở thành thường lệ. Hoàn thành các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã tại 13 huyện ...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cao-bang-huong-ung-tuan-le-dinh-duong-va-phat-trien-19703.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.