Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Cao điểm nắng nóng, hàng loạt bệnh truyền nhiễm “rình rập” tấn công

MangYTe - Cùng với việc chủ động phòng, chống dịch COVID-19, thời điểm vào hè, nhiệt độ tăng cao, mưa nhiều rất cần chú ý phòng, chống nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết hay viêm não.

Điều trị cho trẻ viêm não tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: TL

Hà Nội: Hơn 100 ca mắc sốt xuất huyết

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca sốt xuất huyết, chưa có trường hợp Tu vong. Riêng trong tuần qua, đã có thêm 2 ca mắc. So với cùng kỳ năm 2019, hiện số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố giảm 55%.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, số ca mắc sốt xuất huyết giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 là do ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân được nâng lên.

Mùa hè năm 2020 được dự báo nắng nóng gay gắt hơn các năm trước, nhiệt độ trung bình cao, nếu kết hợp với mưa nhiều sẽ tạo thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Tại Hà Nội, quận Hoàng Mai hay huyện Thanh Oai là một trong 10 "điểm nóng" dịch sốt xuất huyết hàng năm do có mật độ dân số cao, nhiều khu nhà trọ, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát. Do đó, cán bộ y tế các địa phương này vừa căng sức phòng chống dịch COVID-19, vừa tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết, tăng cường hệ thống giám sát côn trùng, đo chỉ số bọ gậy ở một số nơi có ổ dịch cũ…

Phân tích dịch tễ cho thấy, ở miền Bắc, hàng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết thường phát triển mạnh nhất vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Còn ở các tỉnh phía Nam, dịch có thể xảy ra quanh năm. Dù không phải người bệnh COVID-19 nào cũng có biểu hiện triệu chứng, nhưng qua ghi nhận, một điểm chung giữa người mắc COVID-19 và sốt xuất huyết là những biểu hiện triệu chứng đầu tiên đều sốt, có biểu hiện ho hoặc đau nhức người. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết hay mắc COVID-19, triệu chứng những ngày đầu khó phân biệt được. Do đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, tốt nhất nên tự cách ly với những người trong gia đình, mang khẩu trang, liên hệ nhân viên y tế tuyến gần nhất để có hướng thăm khám, điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Cẩn trọng với viêm não, tay chân miệng…

Hà Nội và nhiều tỉnh thành đang bước vào giai đoạn cao điểm nắng nóng, thậm chí có ngày nhiệt độ lên tới 42 độ C, kèm theo mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát. Cùng đó, sau thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19, trẻ nhỏ, học sinh đã đồng loạt quay trở lại trường học, nếu việc phòng chống, vệ sinh không đảm bảo, ngoài sốt xuất huyết thì viêm não hay bệnh tay – chân – miệng cũng được "điểm danh" như những dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao.

Đặc biệt, viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất dễ bùng phát trong giai đoạn nắng nóng, lây qua muỗi đốt. Theo thống kê, từ tháng 5 tới tháng 8 hàng năm là thời cao điểm của bệnh nguy hiểm này.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mỗi năm ghi nhận khoảng 1.000-1.200 ca mắc viêm não virus, bệnh nhân thường tăng cao vào các tháng mùa hè. Đáng lưu ý, số mắc bệnh do virus viêm não Nhật Bản ghi nhận 200 - 300 trường hợp/năm. Đây là bệnh có diễn biến nặng, chủ yếu tấn công trẻ dưới 15 tuổi.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ Tu vong và di chứng cao (từ 25-35%). Điều đáng chú ý là bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác, diễn tiến của bệnh lại rất nhanh, thậm chí chỉ sau 1 ngày bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê.

Bệnh thường khởi phát với các dấu hiệu sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Tu vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não. Những bệnh nhân qua khỏi có thể để lại những di chứng nặng nề mà hay gặp là rối loạn tâm thần, rối loạn vận động.

Mới đây, BS Trịnh Quang Trí, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận hai trường hợp mắc viêm não Nhật Bản diễn biến rất nặng. Cụ thể, bé gái 5 tuổi được Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng lơ mơ, môi tím, thở rên, gắng sức nhiều, gồng cứng và tăng trương lực cơ toàn thân, thóp phẳng, cổ gượng. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị viêm não màng não, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp độ IV và lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật Bản B.

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 26/4, cháu bé khởi sốt, gia đình đã mua Thu*c về cho uống nhưng không thuyên giảm. Đến ngày 29/4, cháu bé tiếp tục sốt cao và co giật toàn thân nên được gia đình đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.

Bệnh nhi thứ 2 chỉ mới 5 tháng tuổi, khởi phát bệnh vào ngày 16/4 với biểu hiện sốt cao, kèm theo nôn ói và ho. Người nhà đã tự mua Thu*c về điều trị cho bé tại nhà nhưng không khỏi. Đến ngày 23/4, cháu bé được đưa đến Trung tâm Y tế huyện M’đrắk chữa trị. Tại đây, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cháu bé bị xuất huyết não, viêm phổi nặng và chuyển bệnh nhân lên điều trị ở tuyến trên.

Mặc dù, viêm não Nhật Bản là bệnh có tỷ lệ Tu vong cao và có nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc chủ động tiêm vaccine. Các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi từ 1 - 5 tuổi cần đưa con đi tiêm đầy đủ và đúng lịch trong tiêm chủng thường xuyên: Lịch tiêm chủng lần 1 khi trẻ đủ 1 tuổi; lần 2 từ 1 - 2 tuần sau lần 1; lần 3 từ 1 năm sau lần 2. Các bậc phụ huynh tại các vùng nguy cơ cao cần chủ động cho trẻ tham gia tiêm bổ sung vaccine viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ 6 - 15 tuổi.

Ai cũng có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, từ người già đến trẻ em, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp D1, D2, D3, D4. Khi mắc bệnh thì cơ thể có miễn dịch với tuýp virus đó nhưng không đủ miễn dịch để phòng tất cả tuýp virus khác. Vì vậy, về lý thuyết, một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần.

Quỳnh An

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/cao-diem-nang-nong-hang-loat-benh-truyen-nhiem-rinh-rap-tan-cong-20200511184159087.htm)

Tin cùng nội dung

  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY