Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Cạo gió, đánh cảm - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y: Khi nào nên dùng, người nào nên tránh?

Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm,… đánh cảm, cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời.

Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì những hiệu quả đích thực đem lại niềm vui cho nhiều người bệnh. Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản.

Mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy Thu*c có chuyên khoa.

Đánh cảm – cạo gió có phải là một trong các phương pháp điều trị của đông y?

Đánh cảm, cạo gió nằm trong phương pháp điều trị cổ xưa gọi là "biếm pháp", là một trong 6 phương pháp điều trị của đông y, đó là: biếm, châm, cứu, Thu*c, xoa bóp và dưỡng sinh.

Trong đó "biếm pháp" là phương pháp thường được sử dụng rộng rãi trong dân gian và được phân chia thành các phương pháp đó là: cạo gió, đánh cảm, bầu giác, và chích lể.

Tác dụng về mặt y học của phương pháp đánh cảm – cạo gió

Đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết: thúc đẩy sự trao đổi chất và tăng cường khả năng bài tiết chất thải qua da, tăng cường lưu thông tuần hoàn ngoại vi…

Giãn cơ, thông lạc, loại bỏ mệt mỏi.

Cân bằng âm dương cho cơ thể.

Khi nào thì nên đánh cảm – cạo gió

Khi có các triệu chứng đau cục bộ như đau lưng, đau vai gáy… hoặc các triệu chứng cơ năng như: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, sốt…

Khi bị cảm lạnh: Hắt hơi, sổ mũi, tịt mũi, đau đầu, ớn lạnh dọc sống lưng, người gai gai sốt, khó chịu… Sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng.

Khi bị cảm nắng, cảm nóng: Sốt, sợ gió, đầu nặng, đau họng, miệng khô khát, ra mồ hôi, ho có đờm… Nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, khám thấy họng đỏ…

Những cách đánh cảm- cạo gió

- Đánh cảm bằng trứng gà và đồng bạc;

- Cạo gió bằng đồng bạc, thìa bạc, dụng cụ bằng sừng trâu… kết hợp với các loại dầu;

- Đánh cảm bằng gừng;

- Đánh cảm bằng cám rang với lá ngải cứu, cúc tần…

Nguyên tắc đánh cảm – cạo gió

1. Y Học Cộng Đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm CNTT và hơn 200 cộng tác viên.

2. Website https://yhoccongdong.com/ là nơi tổng hợp và chuyển tải thông tin cơ bản, quan trọng về nhiều loại bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp cộng đồng giữ gìn sức khỏe. Những thông tin này luôn tham khảo tài liệu dành cho bệnh nhân uy tín ở Anh, Nhật, Mỹ để đảm bảo tính xác thực và tính hệ thống.

- Xem người bệnh bị nhiễm loại cảm nào: cảm lạnh, nóng, nắng, gió… để tìm cách đánh tương ứng.

- Đánh cảm từ trên xuống dưới: đỉnh đầu, mặt, ngực, bụng, cơ quan Sinh d*c, lưng, mông, chân tay, lòng bàn chân và tay…

- Không đánh theo chiều ngược lại (dưới lên).

- Chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng (không đánh thẳng vào cột sống lưng).

- Không cạo gió trực tiếp trên các tổn thương da hoặc viêm cục bộ.

- Duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng các loại lá, trứng… trong khi đánh cảm.

- Tuyệt đối không dùng rượu gừng, dầu nóng cạo gió khi cảm nóng.

- Không dùng nước mát, dầu trắng (loại dầu không nóng dùng làm mát cơ thể) để đánh cảm lạnh vì cơ thể đã bị lạnh lại càng lạnh thêm.

Chú ý trong và sau khi đánh cảm – cạo gió

- Khi đánh cảm cạo gió phải chọn nơi kín gió.

- Để người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn.

- Sát trùng dụng cụ cạo gió.

- Sau khi đánh cảm cạo gió, tránh ra gió, mặc đồ kín, ấm hoặc có thể đắp một tấm chăn mỏng để cơ thể toát mồ hôi.

- Sau khi đánh cảm cạo gió tốt nhất nên uống một ly nước ấm và nghỉ ngơi khoảng 15- 20 phút.

- Trong vòng 30 phút sau khi đánh cảm cạo gió không nên tắm hoặc rửa bằng nước lạnh.

Những trường hợp không được đánh cảm cạo gió

Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức đánh cảm.

- Phụ nữ mang thai.

- Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp…

- Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu…

- Suy tim, suy thận, xơ gan, phù nề…

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/cao-gio-danh-cam-phuong-phap-chua-benh-doc-dao-cua-dong-y-khi-nao-nen-dung-nguoi-nao-nen-tranh-20200721150007471.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đối với bệnh viêm gan virút nói riêng, viêm gan vàng da nói chung, Đông y có nhiều bài Thu*c chữa rất có hiệu quả.
  • Cạo gió là cách chữa bệnh dân gian được rất nhiều người sử dụng để chữa các triệu chứng cảm vì nó đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tức khắc.
  • Nhìn con gái xinh xắn, mạnh khỏe 3 tuần tuổi, hạnh phúc ngập tràn trong lòng ông bố Lê Trung (Phú Thọ). Anh từng tuyệt vọng khi chữa yếu tinh trùng.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Cạo gió và đánh cảm là phương pháp chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian. Ta cạo gió khi bị đau lưng, đau vai gáy, nhức đầu, cảm lạnh, cảm nắng...
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY