Tim mạch hôm nay

Khoa tim mạch là một phân ngành quan trọng thuộc khối y học lâm sàng, với mọi hoạt động chẩn đoán và điều trị chuyên môn về các bệnh lý liên quan đến hệ thống tuần hoàn, là một cơ quan có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến sự sống của con người. Khoa tim mạch được phân thành Nội Tim mạch và Ngoại Tim mạch.

Cao huyết áp, cholesterol: Ăn gia vị như thế nào?

Bạn đọc Trần Nguyên (nguyenv…@yahoo.com) hỏi: Tôi vừa được chẩn đoán tăng huyết áp, cholesterol xấu. Tôi cố ăn kiêng không nêm gia vị như bạn bè khuyên, từ muối, đường đến hành, tỏi, ớt... Nhưng món ăn nhạt thếch, khó nuốt. Có cách nào khác không, mong được tư vấn?

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Người bị cao huyết áp , cholesterol như bạn cần giảm ăn mặn, chứ không phải không nêm gia vị vì cơ thể vẫn cần một lượng muối nhất định. Hành, tỏi cùng một số cây gia vị khác không những không cần kiêng, mà ăn chúng còn tốt cho bệnh của bạn, nên bổ sung vào bữa ăn.

Hành tây, tỏi... những thực phẩm gia vị hỗ trợ tốt trong điều trị cao huyết áp.

Hành tím (hành ta): theo y học cổ truyền, hành tím có vị cay ngọt, tính ấm, giúp thông khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ. Theo một số nghiên cứu gần đây của Anh và Trung Quốc, hành tím giúp giảm cholesterol xấu LDL, từ đó giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, bao gồm cao huyết áp.

Hành tây: dùng làm nước ép hoặc nấu ăn, với liều lượng 50-100 g mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều trị cao huyết áp.

Tỏi: tinh dầu cay trong tỏi giúp thanh lọc cholesterol xấu LDL, giúp hạ huyết áp nhờ tăng sản xuất oxit nitric và hydrogen sulfit làm giãn nỡ mạch máu.

Gừng: tinh dầu trong gừng giúp tăng khả năng ức chế hấp thu cholesterol của cơ thể, đồng thời chứa một hợp chất tự nhiên có cấu tạo giống axit salicylic trong Thu*c aspirin nên làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp.

Nghệ: là gia vị giúp hoạt huyết, cũng giúp chống tăng cholesterol xấu và huyết áp.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/cao-huyet-ap-cholesterol-an-gia-vi-nhu-the-nao-20200821165248466.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY