Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cấp cứu hai trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa

(Tổ Quốc) - Các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa - bệnh viện Đà Nẵng liên tiếp cấp cứu thành công hai trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa ở hai vị trí khác nhau trong cùng một ngày.

Chiều 14/11, các bác sĩ khoa nội tiêu hóa - bệnh viện đà nẵng cho biết vừa liên tiếp cấp cứu thành công hai trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa ở hai vị trí khác nhau trong cùng một ngày.

Trước đó, bệnh nhân đ.t.h. (18 tuổi, trú quận thanh khê, đà nẵng), không may nuốt phải muỗng nhựa khi đang ăn. ngày 12/11 bệnh nhân đến cấp cứu tại bệnh viện đà nẵng trong tình trạng đau bụng thượng vị, buồn nôn.

Qua chụp ct scan bụng, xquang bụng đứng, ghi nhận dị vật cản quang trong lòng dạ dày bệnh nhân. bệnh nhân được hội chẩn liên chuyên khoa, thống nhất thực hiện nội soi thực quản dạ dày có gây mê để gắp dị vật.

Các bác sĩ khoa nội tiêu hóa tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày lấy dị vật và lấy ra một muỗng nhựa dài khoảng 12 cm, rộng khoảng 2,5 cm.

Cấp cứu hai trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa - Ảnh 1.

Hình dị vật trong dạ dày trên ct scan bụng bệnh nhân đ.t.t.

Cấp cứu hai trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa - Ảnh 2.

Dị vật được lấy ra khỏi người bệnh nhân Đ.T.T.

Cùng ngày 12/11, bệnh nhân văn t.t. (74 tuổi, trú quận thanh khê, đà nẵng) vào bệnh viện đà nẵng trong tình trạng đau bụng hạ vị kèm đại tiện phân lỏng. bệnh nhân cho biết, cách 2 tuần có nuốt dị vật răng giả. kết quả chụp ct scan bụng có dị vật cản quang gây viêm và thủng đại tràng sigma, viêm phúc mạc khu trú.

Bệnh nhân được hội chẩn bác sĩ trực ngoại tiêu hóa, chuyển mổ cấp cứu lấy dị vật ra ngoài là cung răng gắn 3 răng giả, làm hậu môn nhân tạo.

Sau khi lấy dị vật, hiện tại tình hình 2 bệnh nhân ổn định và dự kiến được xuất viện trong vài ngày ngày tới.

Cấp cứu hai trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa - Ảnh 3.

Sau khi lấy dị vật, hiện tại tình hình 2 bệnh nhân ổn định và dự kiến được xuất viện trong vài ngày ngày tới.

Theo ths.bs.ckii nguyễn văn xứng, trưởng khoa nội tiêu hóa - bệnh viện đà nẵng: dị vật đường tiêu hóa thường gặp trong quá trình ăn uống, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ Tu vong cao. hay gặp nhất là xương động vật (cá, gia cầm, lợn...) cũng như hàm răng giả, hiếm gặp hơn có thể là các dụng cụ ăn uống, các vật dụng thường ngày. có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắc dị vật này, tuy nhiên bệnh chủ yếu xuất hiện do những yếu tố như ăn vội vàng, cười đùa trong khi ăn; ngậm các dị vật nhỏ vô tình nuốt; người mang răng giả…

"để phòng ngừa dị vật đường tiêu hóa, mọi người không nên ăn uống vội vàng, hạn chế nói chuyện và cười đùa trong khi ăn, tránh thức ăn có lẫn xương. đối với trẻ em và người già, cần loại bỏ xương trước khi ăn. khi người bệnh mắc dị vật đường tiêu hóa, không nên chữa mẹo mà hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và xử trí, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm", bác sĩ xứng khuyến cáo.

Đ.Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/cap-cuu-hai-truong-hop-hoc-di-vat-duong-tieu-hoa-2020111416240654.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY