Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Cấp cứu T*i n*n, chớ quên kiểm tra chấn thương cột sống

Trong lúc cấp cứu, chúng ta thường quên hoặc không biết rằng những động tác không đúng có thể làm nặng thêm những tổn thương, đặc biệt là chấn thương cột sống.
Chức năng của cột sống Cột sống (CS) có cấu tạo bởi nhiều đốt sống ghép lại, bên trong có ống sống chứa tủy sống. Như vậy, CS đảm bảo hai chức năng chính: chức năng cơ học, CS là điểm tựa, là "trụ cột" chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể và chức năng thần kinh của tủy sống. Tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương tiếp nối với tiểu não và hành tủy để chi phối toàn bộ các chức năng vận động, cảm giác… của cơ thể từ cổ trở xuống theo phân vùng của các khoanh tủy. Vì là một xương lớn, phải chịu tải trọng cao nên CS rất dễ bị chấn thương và khi đã bị chấn thương thường ảnh hưởng rất lớn đến chức năng chịu tải cơ học cũng như chức năng thần kinh. Khi tủy sống đã bị thương tổn, khả năng bệnh nhân bị tàn phế sẽ rất cao như phải thở máy hoàn toàn, liệt tứ chi trong tổn thương tủy cổ, liệt hai chi dưới phải ngồi xe lăn suốt đời trong tổn thương CS ngực, CS thắt lưng. Nguyên nhân chấn thương cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương CS. Hàng đầu là các nguyên nhân do T*i n*n giao thông, T*i n*n lao động như ngã cao từ trên giàn giáo xuống đất gây vỡ, lún, xẹp đốt sống. Các nguyên nhân do chấn thương ở các môn thể thao (đua xe đạp, đua ngựa…), các vết thương CS do hỏa khí như đạn bắn, gãy CS cổ do T*i n*n giao thông... Các nguyên nhân này gây ra tổn thương tại các đốt sống như di lệch, vỡ, lún, chèn ép, chảy máu, phù nề, thậm chí làm đứt ngang dây sống.

Biểu hiện của chấn thương cột sống

Biểu hiện của chấn thương CS phụ thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương. Nếu tổn thương chỉ ở phần các đốt sống chưa ảnh hưởng tới tủy sống, triệu chứng chủ yếu là đau tại vùng bị tổn thương. Nếu đã có chèn ép hoặc tổn thương dây sống, các triệu chứng sẽ phụ thuộc phân đoạn tủy bị tổn thương. Tổn thương các đốt sống cổ thường có khó thở do liệt cơ hô hấp (khám có thể thấy lồng ngực bệnh nhân di động rất kém hoặc có biểu hiện liệt cơ hoành), yếu hoặc liệt các cơ do phân đoạn tủy cổ chi phối (cơ hô hấp, chi trên, chi dưới), rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, mất phản xạ gân xương giai đoạn choáng tủy. Tổn thương các đốt sống ngực cũng có các triệu chứng chung như rối loạn cơ tròn; dị cảm, yếu, liệt chi; đau nhưng khu vực bị tổn thương phía dưới thấp hơn. Tương tự như vậy, với tổn thương CS lưng các biểu hiện chủ yếu là rối loạn cảm giác, yếu hoặc liệt hai chi dưới, rối loạn cơ tròn. Một triệu chứng tương đối hay gặp trong chấn thương CS đã có chèn ép, tổn thương tủy sống đó là tụt huyết áp (choáng tủy) nhưng mạch lại chậm. Đây có thể là dấu hiệu được chú ý phát hiện sớm tổn thương CS trên lâm sàng. Tuy nhiên, bản thân các dấu hiệu của chấn thương CS cũng đã khó phát hiện trên lâm sàng và điều này càng khó hơn trong điều kiện bệnh nhân bị T*i n*n có nhiều tổn thương phối hợp, điều kiện sơ cứu nghèo nàn, sự rối loạn khi T*i n*n xảy ra và người sơ cứu không phải đội cấp cứu chuyên nghiệp. Nguyên tắc sơ cứu người bị chấn thương CS
Nguyên tắc hàng đầu của cấp cứu bệnh nhân (BN) chấn thương CS là bất động, tránh di lệch đoạn CS đã bị tổn thương vì sẽ gây thêm tổn thương, thậm chí gây đứt ngang tủy sống. Việc chú ý cố định CS phải được làm ngay từ đầu khi tiếp xúc với BN nghi ngờ bị chấn thương CS chứ không nhất thiết phải phát hiện được triệu chứng của chấn thương CS.

Nói một cách khác, BN nghi ngờ có chấn thương CS cần được cố định CS an toàn cho tới khi tổn thương CS đã được loại trừ bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc qua ý kiến của các thầy Thu*c chuyên khoa. Tuyệt đối tránh loay hoay thăm khám tìm xem có tổn thương CS hay không vì việc này sẽ gây nguy hiểm cho BN, làm mất cửa sổ can thiệp.

Với BN nghi ngờ có tổn thương CS cổ, đặt đầu BN nằm thẳng trục, ở tư thế trung gian (không cúi gập, ngửa hay xoay cổ) trên nền cứng (như miếng ván gỗ), chèn bao cát hai bên để chống xoay cổ hoặc tốt nhất là có bộ cố định CS cổ chuyên dụng. Đối với CS ngực và CS lưng, đặt BN nằm ngửa trên cáng cứng hoặc nằm sấp trên cáng mềm nếu không có áo cố định chuyên dụng sau đó cố định BN vào cáng ở 3 điểm: đầu, vai và ngang khung chậu. Tuyệt đối không lôi, kéo, lật trở BN, nếu không có nhiều người phối hợp hoặc làm không đúng phương pháp.

Khi vận chuyển BN, nếu không có cáng cứng phải có nhiều người cùng đứng một bên đỡ bệnh nhân để đảm bảo cho CS bệnh nhân vẫn được cố định. Đối với trường hợp BN nặng cần cấp cứu hồi sinh tim phổi hoặc trường hợp gãy CS cổ gây ngừng thở vẫn phải chú ý vừa cấp cứu theo các bước cấp cứu ngừng tim ABC (A: Airway control, B: Breathing support, C: Circulation support) vừa kết hợp cố định tránh di lệch CS.

Nếu cần đặt ống nội khí quản cấp cứu có thể đặt theo phương pháp ngược dòng hoặc qua nội soi ở BN chấn thương CS cổ. Tránh khiêng, xốc, vác nạn nhân trên vai, cõng trên lưng, khiêng bằng cáng mềm, võng, chở BN bằng xe đạp, xe máy, bẻ gập lưng trong xe taxi... dễ làm tăng tổn thương CS của BN. Sau khi đã vận chuyển BN đến cơ sở y tế, nhanh chóng xác định rõ tổn thương CS bằng thăm khám lâm sàng và bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để có thể sử dụng ngay liệu pháp corticoide liều cao và xét chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Mangyte.vn Theo TS.BS.Vũ Đức Định - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cap-cuu-tai-nan-cho-quen-kiem-tra-chan-thuong-cot-song-2430.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Dãn hoặc rách dây chằng chéo trước là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở vùng đầu gối.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY