Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh và nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung từ 6 tháng tuổi kết hợp với bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi. Để có sữa đủ chất và lượng cho trẻ phát triển toàn diện, bà mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của con

Thành phần sữa mẹ nói chung là tương đối hằng định ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của bà mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định là của bà mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra của bà mẹ. nếu chế độ ăn của bà mẹ thiếu vitamin (đặc biệt là b1, a và d...) thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của những người mẹ đó. hơn thế nữa, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ, vì thế bảo đảm đủ năng lượng và chất cho mẹ cũng chính là cách phòng bệnh tốt nhất cho con. trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ, trẻ có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng, khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.

Bà mẹ nuôi con bú cần ăn đa dạng các loại thực phẩm và bổ sung thêm sữa.

Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh con cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của kỳ thai và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh... do đó, nhu cầu năng lượng và các chất của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén. để đảm bảo điều này, bà mẹ nuôi con bú cần:

Ăn tăng bữa: Bởi nhu cầu năng lượng cao, cùng với yêu cầu được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm cả các vi chất dinh dưỡng, nên khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang cho con bú nên được chia làm nhiều bữa trong ngày (trung bình chia ra 3-6bữa/ngày).

ăn đa dạng: bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất (chất bột đường, chất đạm, chất béo, và nhóm vitamin/khoáng chất). khẩu phần cũng cần cung cấp đủ nhu cầu canxi (1.300mg/ngày), lượng canxi này vừa để cung cấp cho trẻ thông qua sữa mẹ vừa để phòng tránh mất canxi trong xương của chính người mẹ. ngoài các thực phẩm giàu canxi khác (như thịt; cá; trứng; các loại thủy hải sản...) bà mẹ cần sử dụng 6,5 đơn vị sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn, hoặc 15g phomai hoặc 1 cốc sữa chua 100g), mỗi đơn vị sữa sẽ cho ta khoảng 100mg canxi. trong trường hợp cần thiết, người mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy Thu*c về bổ sung các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin d và canxi. uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 - 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 - 15 cốc nước).

Bổ sung các vi chất cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau đẻ, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin a liều cao (200.000ui), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau đẻ).

lao động nghỉ ngơi hợp lý, vui vẻ lạc quan: cùng với hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. ngủ đủ giấc, bảo đảm ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. trong giai đoạn đang nuôi con bú, bà mẹ rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các thành viên trong gia đình, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, cộng đồng tạo điều kiện để bà mẹ được thực hiện đầy đủ quyền được nuôi con bằng sữa mẹ.

Không kiêng khem quá mức, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: do nhiều nơi còn có những phong tục, tập quán khác nhau mà bắt bà mẹ phải kiêng khem nhiều thứ trong thời kỳ đang cho con bú. ví dụ: sau đẻ chỉ cho bà mẹ ăn cơm với muối trắng, kiêng thịt, cá vì sợ “tanh” làm con bị tiêu chảy, điều này là không cần thiết và không có cơ sở khoa học. các bà mẹ cho con bú sẽ giảm cân tốt hơn so với các bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ do mỡ tích lũy trong thời gian mang thai sẽ được chuyển hóa thành sữa cho con bú. do đó các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần có bữa ăn đa dạng, nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình và tạo đủ sữa cho con. vào giai đoạn này, muốn giảm cân, bà mẹ chỉ cần có cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đồng thời, giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.

Việc sử dụng Thu*c: Trong thời kỳ đang nuôi con bú, các bà mẹ cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng Thu*c, nhất là các loại Thu*c kháng sinh, Thu*c nội tiết tố, Thu*c tác động lên hệ thần kinh...

Chú ý: Bà mẹ đang nuôi con bú không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính chất kích thích, như: rượu, bia, cà phê; Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt...). Không ăn các thức ăn dễ ôi thiu hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.

viện quốc gia)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/che-do-dinh-duong-cho-ba-me-nuoi-con-bu-n150125.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY