Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Chớ coi thường “giai đoạn cửa sổ” của bệnh tiểu đường

Những bệnh của “thời đại văn minh” như tiểu đường cũng có giai đoạn tiềm tàng nguy cơ tiến triển bệnh lý như giai đoạn cửa sổ của AIDS.
Trên 45 tuổi - Nhóm nguy cơ cao

 

Thấy thị lực ngày càng giảm nhìn một thành hai, bác Thanh (53 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) vội đến BV Mắt Trung ương để khám. Khi làm các xét nghiệm trước ca phẫu thuật, bác ngỡ ngàng vì đường máu quá cao. Hóa ra bác bị tiểu đường đã lâu, và giảm thị lực chính là một biến chứng của căn bệnh này.

 

Nét mặt buồn rượi, bác Thanh cho biết cách đây 3 năm bác được chẩn đoán tiền đái tháo đường nhưng chủ quan bỏ qua vì thấy cơ thể  không có biểu hiện gì đáng lo ngại, từ thời điểm đó bác cũng không kiểm tra đường máu thêm lần nào nữa. Bác Thanh không biết chính xác mình bị tiểu đường từ bao giờ nhưng hiện tại biến chứng của căn bệnh này đã khiến thị lực của bác giảm sút, nếu không điều trị sớm tình hình sẽ tệ hơn và có thể dẫn tới mù lòa.  

 

Ít người tái khám

 

Bác sĩ Ngô Thế Phi, Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Thủ Đức, TPHCM cho biết: Hàng ngày khoa Nội tiết BV Thủ Đức tiếp nhận hàng trăm người bệnh đến khám, rất nhiều người bị rối loạn dung nạp glucose (tiền ĐTĐ). Nhưng rất ít người bệnh trong số đó tái khám để tiếp tục theo dõi. Nhiều người bệnh quay lại sau 1 năm, 2 năm và ngỡ ngàng vì đường huyết tăng quá cao, có người đã xuất hiện những biến chứng của căn bệnh này như mỡ máu cao, giảm thị lực, nhiễm trùng… Lúc này họ mới tiếc nuối vì trước kia không thực hiện tầm soát bệnh từ khi ở giai đoạn cửa sổ.

 

Bác sĩ Phi nhấn mạnh: Tất cả những người trên 45 tuổi đều nằm trong nhóm nguy cơ của Tiền đái tháo đường. Ngoài ra, người dưới 45 tuổi nhưng có bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, người béo phì, thai phụ sinh con lớn hơn 4kg đều nằm trong nhóm này. Nếu tính tổng tất cả 2 nhóm này thì con số gần 10 triệu người trong giai đoạn cửa sổ của tiểu đường không phải quá ngạc nhiên.

 

Thay đổi lối sống - Chìa khóa tầm soát giai đoạn cửa sổ

 

Chìa khóa tầm soát giai đoạn cửa sổ của ĐTĐ chính là việc thay đổi lối sống. Việc giảm cân nặng là yếu tố đầu tiên được đưa ra (giảm 5-7% cân nặng), tiếp đến là việc duy trì tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần.

 

Thay đổi lối sống để giảm đường huyết là yếu tố hàng đầu được ra, việc dùng Thu*c hạ đường huyết trong giai đoạn này không được FDA khuyến khích (chỉ được sử dụng Thu*c với những trường hợp đã thay đổi lối sống mà không hiệu quả, và dùng Thu*c nào cần cân nhắc và theo dõi kĩ lưỡng). Chính vì vậy mà xu hướng sử dụng những thảo dược tự nhiên giúp hạ đường huyết an toàn cho nhóm đối tượng tiền ĐTĐ rất được quan tâm. Điển hình trong đó là dược liệu Dây thìa canh.  

TS Trần Văn Ơn - Trưởng bộ môn Thực vật ĐH Dược Hà Nội cho biết, khi mà thế giới chưa có Thu*c trị ĐTĐ thì dân gian đã sử dụng Dây thìa canh để trị bệnh này. Cây Thu*c này đã được sử dụng hàng nghìn năm ở Ấn Độ với tên gọi Gurma buuti (nghĩa là kẻ hủy diệt đường).

Ở Việt Nam cây Thu*c này được phát hiện từ năm 2006, nằm trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ của nhà nước. Kết quả nghiên cứu của trường ĐH Dược Hà Nội đã được ứng dụng để xây dựng vùng nguyên liệu Dây thìa canh theo tiêu chuẩn quốc tế tại các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên, đảm bảo hàm lượng hoạt chất ổn định. Dược liệu này có thể sử dụng trong phòng và điều trị cho cả đối tượng TĐTĐ và người đã bị ĐTĐ, người bị mỡ máu cao.

Hiện nay Dây thìa canh đã được chiết xuất và sản xuất thành dạng viên nang tiện dụng trong sản phẩm Diabetna. Diabetna được Bộ Y Tế cấp phép và có bán tại các nhà Thu*c Tây.

 Theo BS Nguyễn Hưng Củng
(Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Trung ương)
Dân trí 

 

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cho-coi-thuong-giai-doan-cua-so-cua-benh-tieu-duong-n11054.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY