Tâm sự hôm nay

Cho vay lãi suất bao nhiêu % thì phải đi tù

Tôi nói chuyện này ra không biết tôi có phải là người “ăn cháo đá bát” hay không? Trước đây, do lúc làm ăn tôi có gặp khó khăn về vốn.
Tôi có đi vay 40 triệu đồng của người ta. Lúc đó, họ cũng không thiết tha cho tôi vay. Tôi phải năn nỉ họ mới cho vay lãi suất 7.000đ/triệu/ngày.

Tính tổng tất cả là 280 ngàn đồng/ngày. Thời gian đầu tôi vẫn có thể kiếm được tiền trả lãi cho người ta. Trong giấy vay tiền chỉ ghi là lãi suất thỏa thuận chứ không ghi bao nhiêu %. Tôi trả lãi bằng tiền mặt. Tuy nhiên, 2 tháng gần đây tôi không còn khả năng trả lãi nữa nên họ bắt tôi viết giấy vay nợ thêm 16 triệu 800 ngàn nữa tổng cộng nợ 56 triệu 800 ngàn đồng. Chủ nợ đe dọa nếu không trả tiền họ sẽ thuê người đòi nợ thuê đi đòi. Bây giờ tôi phải làm sao. Tôi có thể kiện họ vì tội cho vay nặng lãi trong trường hợp này được không?

Luật sư Nguyễn Thành Công tư vấn: Theo vấn đề bạn nêu ra thì đây là quan hệ hợp đồng vay tài sản (tiền) đã được quy định tại Điều 471 Bộ Luật dân sự năm 2005. Và Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về lãi suất như sau:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.

Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm. Do đó, nếu theo quy định tại Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 thì chỉ có thể áp dụng mức lãi suất cao nhất đối với khoản tiền bạn vay là: 9%/năm x 150% = 13,5%/năm.

Trong trường hợp của bạn, bạn vay tiền của người khác 40 triệu đồng, trong giấy vay tiền chỉ ghi là lãi suất theo thỏa thuận chứ không ghi bao nhiêu %. Và thực tế, lãi suất được tính là 7.000đ/triệu/ngày, tính tổng tất cả là 280 ngàn đồng/ngày. Tức là lãi suất 0,7%/ngày, do đó lãi suất 1 năm là: 0,7 (%) x 365 (ngày) = 255,5 %/năm.

Việc thỏa thuận mức lãi suất 255,5%/năm đã vượt quá 13,5%/năm nên trước hết là vi phạm pháp luật dân sự về việc áp dụng lãi suất cho vay theo quy định tại Điều 476 Bộ luật Dân sự nói trên. Khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Hiện tại, nếu bạn và người cho bạn vay không thống nhất với nhau được về mức lãi suất, bạn có thể khởi kiện ra Tòa dân sự.

Bên cạnh đó, theo pháp luật hình sự, cụ thể tại Điều 163 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009, Tội cho vay nặng lãi được quy định như sau:

"1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm".

Theo quy định của điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn đồng thời hai dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên. Mức lãi suất 255,5%/năm bạn phải thỏa thuận khi vay đã cao hơn 18,9 lần so với mức lãi suất cao nhất được pháp luật cho phép là 13,5%/năm.

Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột, tính chất này được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, quẫn bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng có thể được thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Đối chiếu với trường hợp của bạn thì có thể thấy như sau:

Ở dấu hiệu thứ nhất, người cho bạn vay tiền đã thỏa mãn điều kiện này vì: người này đã cho bạn vay tiền với mức lãi suất cao hơn 18,9 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định, trong khi dấu hiệu này sẽ được thỏa mãn nếu lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên.

Ở dấu hiệu thứ hai, dấu hiệu này được thỏa mãn nếu có chứng cứ chứng minh được rằng người cho bạn vay tiền thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi này mang tính chuyên nghiệp, người cho bạn vay tiền lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành cũng như trong quá trình công tác, Tôi cho rằng, chứng cứ buộc tội cực kỳ quan trọng trong việc việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, là cơ sở để cơ quan tiến hành tố tụng kết luận hành vi của một người có phạm tội hay không.

Vì vậy, trường hợp này bạn có thể tố cáo hành vi của người cho bạn vay tiền đến cơ quan công an, nếu muốn buộc tội người này phạm tội cho vay nặng lãi thì bạn có thể cung cấp cho cơ quan công an những nội dung sau: vật chứng (có thể bao gồm tài liệu, băng ghi âm, ghi hình); lời khai về vụ việc của người làm chứng, của những người bị hại để họ tiến hành xác minh, làm rõ hành vi và các chứng cứ liên quan, từ đó có cơ sở để khởi tố vụ án hình sự khi hành vi của người cho bạn vay có dấu hiệu phạm tội. Việc chủ nợ bắt bạn viết giấy vay nợ thêm 16.800.000đồng (tương đương với 02 tháng tiền lãi) nữa tổng cộng nợ 56.800.000đồng và đe dọa nếu không trả tiền họ sẽ thuê người đòi nợ thuê đòi bạn có thể được coi là một nguồn của chứng cứ và bạn có thể trình bày điều này cho cơ quan công an để họ bảo về tính mạng sức khỏe của bạn.

Tư vấn bởi Công ty Đông phương luật - Đoàn luật sư TP.HCM

Theo Viet Nam Net

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cho-vay-lai-suat-bao-nhieu-thi-phai-di-tu-10550.html)
Từ khóa: đi tùcho vay

Chủ đề liên quan:

cho vay đi tù lãi suất

Tin cùng nội dung

  • Quy định chỉ có thể cấm với hành vi một người dùng thủ đoạn đòi nợ để chiếm đoạt tài sản. Ngược lại, việc thỏa thuận vay giữa hai người, lãi suất không chỉ vài chục phần trăm, có khi 100% thì cũng không có quy định
  • Lãi suất liên ngân hàng trong tuần từ 2.12-6.12 tiếp tục tăng ở các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần tăng lần lượt 0,1%; 0,2% và 0,35% lên mức 4%/năm; 4,2%/năm và 4,3%/năm.
  • Gần Tết là thời điểm hoạt động mua sắm, chi tiêu của người dân tăng đột biến. Đây cũng là thời điểm các hoạt động gian lận, L*a đ*o tài chính diễn ra phức tạp. Mấy ngày qua, một số ngân hàng đã ghi nhận nhiều kịch bản L*a đ*o mới nhằm đánh cắp thông tin tài khoản giao dịch trực tuyến, lừa tiền của khách hàng.
  • Sang năm 2020, với dự báo lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh sau Tết Nguyên đán, lãi suất huy động có thể tiếp tục được định hướng giảm tiếp 0,5-1% từ đó kéo giảm lãi suất cho vay.
  • Hiện có nhiều mô hình cho vay online, cho vay trực tuyến đang hoạt động tại Việt Nam, trong khi chưa có các quy định pháp luật để phân loại rõ ràng, cụ thể.
  • Để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường, ngày 2.12, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quyết định lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 1.12.2019 đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.
  • “Hôm qua, ông Thành (ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Empire Group - chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng - PV) có gọi điện nhờ tôi truyền tải tại diễn đàn này rằng: “Việc phải chấm dứt cam kết lãi suất vừa qua là việc bất đắc dĩ phải làm. Ông Thành cũng gửi xin lỗi tới các nhà đầu tư khác nếu làm ảnh hưởng họ”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) kể.
  • Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an vừa phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. HCM điều tra làm rõ vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do các đối tượng người Trung Quốc cùng đồng bọn thực hiện tại TP. HCM và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức hoạt động cho vay không thế chấp, góp vốn, góp tài sản kinh doanh với lãi suất rất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến 700%/năm đối với khoản tiền ở thời điểm vay).
  • Trong tình hình kinh doanh khó khăn, các ngành nghề phải đua nhau “sáng tạo” để cạnh tranh từng ly từng tý. Và nếu có dịp cần sử dụng đến dịch vụ vay tiền ngoài hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng,
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY