Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chống COVID-19 chỉ vaccine thôi là chưa đủ, cần bổ sung chế độ ăn nhiều thực vật để chống lại bệnh nặng và tử vong

Một chương trình tiêm chủng vững chắc là cứu cánh, cần thiết nhưng không đủ, đây là lời bắt đầu bài bình luận Nâng cao hiệu quả của vaccine được đăng tải vào ngày 5/10 vừa qua trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ.

Các tác giả nói rằng ngoài việc tiêm chủng, nhân viên y tế nên khuyến nghị chế độ ăn dựa trên thực vật để giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ dễ bị tổn thương với COVID-19.

Các tác giả chỉ ra một nghiên cứu mới về nhân viên y tế có phản ứng miễn dịch với vaccine Pfizer liên quan tỷ lệ nghịch với vòng eo.

Chế độ ăn nhiều thực vật giúp hạn chế bệnh nặng và tử vong khi mắc COVID-19.

Một nghiên cứu năm 2021 đối với các nhân viên chăm sóc sức khỏe ở 6 quốc gia cho thấy, những người theo chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực vật có tỷ lệ phát triển COVID-19 từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng thấp hơn 73% so với những người theo chế độ ăn kiêng khác.

Lợi ích này có thể đến từ thực tế là chế độ ăn dựa trên thực vật sẽ giúp bạn có trọng lượng cơ thể thấp hơn đáng kể, giảm nguy cơ huyết áp cao, mức mỡ máu thấp hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một trong các tác giả bài bình luận, Tiến sĩ Saray Stancic, Giám đốc giáo dục y tế của Ủy ban trách nhiệm y khoa Hoa Kỳ và giảng viên của Trường Y khoa Rutgers New Jersey cho biết: "Chế độ ăn thuần chay lành mạnh mang lại lợi ích cho một nhóm người không đáp ứng đầy đủ với việc tiêm chủng nhưng vẫn có mức độ ức chế miễn dịch bình thường".

Chỉ tính riêng tại Mỹ, tính đến ngày 18/11/2020, hơn 60% số ca nhập viện với các triệu chứng COVID-19 nặng là do béo phì, huyết áp cao, tiểu đường hoặc suy tim. Theo tiến sĩ Stancic, có lẽ chúng ta đang bỏ qua một phần quan trọng trong chiến lược tiêm chủng là nên tăng cường sức khỏe tim mạch và sự chuyển hóa của mọi người.

Để cải thiện sức khỏe và giảm tính dễ bị tổn thương đối với COVID-19 và bệnh tật khác, các tác giả đề nghị các bác sĩ nên khuyến khích bệnh nhân cải thiện tình trạng sức khỏe cơ bản, bao gồm áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh, đặc biệt là chú trọng mới đến rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu và chế độ ăn dựa trên thực vật.

Chế độ ăn nhiều rau củ và trái cây giúp hạn chế béo phì, các bệnh về tim mạch...

Khuyến nghị này phù hợp với chính sách của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ vào tháng 6/2021 kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ khuyến khích những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến nguy cơ bệnh nặng và tử vong do COVID-19 nên tiếp tục điều trị cho những tình trạng sức khỏe tiềm ẩn đó.

Các chuyên gia kết luận: “Để một chương trình tiêm chủng hoạt động hiệu quả, việc cải thiện khả năng đáp ứng với vaccine là một bước quan trọng không kém nhằm nâng cao hiệu quả của vaccine”.

Các bằng chứng mạnh mẽ cho thấy, việc khẩn cấp giải quyết các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như béo phì, huyết áp cao, tiểu đường hoặc suy tim ngay từ đầu cùng một chế độ ăn uống lành mạnh hơn sẽ không chỉ làm giảm khả năng nhiễm trùng nặng và tử vong, mà theo thời gian, nó còn giúp vaccine ngừa COVID phát huy tác dụng tốt hơn.

Xem thêm:

Quả hồng giòn ngon nhưng có thể gây tắc ruột, vậy khi ăn hồng cần lưu ý điều gì?

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/chong-covid-19-chi-vaccine-thoi-la-chua-du-can-bo-sung-che-do-an-nhieu-thuc-vat-de-chong-lai-benh-nang-va-tu-vong-32348/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY