Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Chủ động phòng chống các loại dịch bệnh đang diễn biến phức tạp

(PetroTimes) - Hiện tại, không chỉ số ca nhiễm Covid-19 gia tăng, mà tình hình dịch sốt xuất huyết, cúm mùa, dịch tay chân miệng cũng đang diễn biến khá phức tạp tại các tỉnh thành trên cả nước.
Bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Ảnh: TTXVN

Theo thống kê của Bộ Y tế, những ngày gần đây, số ca mắc mới Covid-19 ở nước ta liên tục gia tăng, trung bình tăng từ 100- 300 ca/ngày. Trong tháng 7/2022, có nhiều ngày liên tiếp, số ca mắc mới trên cả nước ghi nhận hơn 1.000 ca/ngày, thậm chí ngày 29/7 cả nước ghi nhận 1.803 ca - số ca mắc mới cao nhất trong 75 ngày qua và ghi nhận 1 ca tử vong ở Quảng Ninh.

Bộ Y tế nhận định, các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa, đồng thời sẽ làm giảm miễn dịch theo thời gian và có thể khiến dịch bệnh bùng phát trở lại.

Cùng với đó, dịch bệnh sốt xuất huyết đang ghi nhận số ca mắc tăng cao, nhất là tại khu vực miền nam, miền trung và tây nguyên.

Theo ông nguyễn lương tâm, phó cục trưởng cục y tế dự phòng, bộ y tế, dịch sốt xuất huyết từ 3-5 năm sẽ xuất hiện chu kỳ dịch, các nước đông nam á như singapore, lào, thái lan… dịch sốt xuất huyết đang gia tăng. việt nam cũng ghi nhận số ca mắc cao.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 124.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và hàng chục ca tử vong, số ca mắc tăng gần 150% so với cùng kỳ năm 2021. tính đến ngày 27/7, riêng tp hcm đã ghi nhận 16 ca tử vong vì sốt xuất huyết trong tổng số hơn 32.000 ca mắc.

Ở phía bắc, vectơ truyền bệnh sốt xuất huyết ít hơn khu vực miền nam và trung, tây nguyên. các ca bệnh sốt xuất huyết chủ yếu ghi nhận tại các tỉnh, thành đồng bằng như hà nội, nam định, hải dương…

Một dịch bệnh truyền nhiễm khác cũng ghi nhận gia tăng ở nước ta là bệnh tay chân miệng. Các ca bệnh cũng phần lớn ghi nhận tại các tỉnh phía nam.

Cũng theo ông Nguyễn Lương Tâm, khu vực phía bắc nước ta đang ghi nhận nhiều ca mắc cúm. Trong đó, Quảng Ninh ghi nhận khoảng 1.200 ca cúm, Hà Nội ghi nhận khoảng 2.600 cúm. Tất cả các ca cúm này đều là cúm mùa, không có triệu chứng nặng. Mỗi năm nước ta ghi nhận từ 600.000 đến 1 triệu ca cúm mùa.

Về tình hình bệnh đậu mùa khỉ, dù tổ chức y tế thế giới (who) xếp việt nam vào nhóm 1 - nhóm các quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào nước ta rất lớn. các quốc gia trong khu vực như thái lan, singapore đã ghi nhận ca bệnh này. ngày 30/7, brazil và tây ban nha đồng loạt thông báo ca tử vong đầu tiên do bệnh đậu mùa khỉ, đánh dấu ca tử vong đầu tiên bên ngoài châu phi.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh vai trò của tiêm vaccine là vô cùng quan trọng. Trong đó, các nghiên cứu mới nhất trên thế giới cho thấy, hiệu quả của vaccine COVID-19 sẽ giảm dần theo thời gian, khoảng 6 tháng sau khi tiêm. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ đã khuyến cáo tiêm mũi 3, 4 để phòng chống dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia đã ghi nhận các biến thể phụ của chủng Omicron.

Với bệnh cúm mùa, ngành y tế khuyến cáo người dân bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Bệnh cúm cũng có thể chủ động phòng bệnh khi tiêm vaccine hàng năm.

Các chuyên gia y tế cũng nhận định, để phòng chống các bệnh truyền nhiễm, ngành y tế và các địa phương cần tiếp tục truyền thông về lợi ích, hiệu quả của việc tiêm vaccine; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thông qua kết hợp các phương pháp như: "2K" (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân...

G.M

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/chu-dong-phong-chong-cac-loai-dich-benh-dang-dien-bien-phuc-tap-661459.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY