Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Chữa bụng thực trướng bằng thảo dược Y học cổ truyền

Những bài Thu*c từ thảo dược sau sẽ góp phần chữa chứng đau bụng thực trướng do ăn uống quá độ, thức ăn không tiêu
Theo y học cổ truyền ">y học cổ truyền, bụng đầy “thực trướng” phần nhiều do ăn uống quá độ, thức ăn không tiêu, đọng lại trong dạ dày. Những bài Thu*c từ thảo dược sau sẽ góp phần chữa chứng đau bụng thực trướng.

Bệnh biểu hiện bụng đầy trướng, ăn vào càng đau tăng, có khi đại tiện khó khăn, nôn ói. Bệnh này không điều trị kịp thời tỳ vị hư suy ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Dưới đây là một số bài Thu*c chữa thực trướng trong dân gian:

Nếu bụng đầy ăn kém, do tỳ vị hư: phép trị: kiện tỳ, hành khí, tiêu trệ... nên dùng vị sau:

- Hạt thì là 12g hoặc hơn pha nước sôi uống, hoặc hái cả cây tươi100g nấu nước uống.

- Nga truật 80g, mộc hương 40g tán nhỏ uống 12g/3 lần/ngày (Nam Dược thần hiệu).

- Rễ cây hẹ 30g, vỏ vối 20g, chỉ thực 10g sắc uống.

- Mạch nha 30g, sơn tra 12g, thần khúc 12g, trần bì 12g, các vị sao vàng sắc uống.

- Cháy cơm 150g, thần khúc12g, sa nhân 6g, sơn tra 12g, hạt sen 12g, kê nội kim 3g, gạo tẻ 300g, các vị sao thơm tán mịn cho thêm đường uống 12g/3 lần/ngày.

Nếu mỗi khi ăn nguội lạnh bụng đầy: phép trị: tiêu trệ, tán hàn… nên dùng bài sau:

- Tỏi vài tép ngâm dấm ăn, hoặc ăn sống.

- Lá tía tô 12g, trần bì 12g, bán hạ 6g, mộc hương 4g, sa nhân 4g sắc uống.

- Rau ngổ 30g, trần bì 12g, gừng 3 lát sắc uống.

- Rau mùi 40g, vỏ quít: 12g, gừng 3 lát sắc uống còn ấm.

- Rau húng lủi 40 -100g ăn sống hoặc phơi héo hãm uống.

- Bạch biển đậu 16g (sao vàng), hoắc hương, thương truật mỗi thứ 8g sắc uống.

- Hương phụ 12g, tô diệp 12g, trần bì 12g, cam thảo 4g, gừng 3 lát sắc uống (Hương tô ẩm).

- Vỏ vối, thương truật, trần bì, gừng mỗi vị 12g sắc uống (Bình vị gia giảm).

Nếu bụng đầy bí đại tiện: phép trị: kiện tỳ, thông đại tiện… nên dùng bài:

- Vỏ vối 14g, vỏ cam12g, lá muồng 8g sắc uống.

- Đại hoàng 6g, hậu phác 6g, chỉ xác 4g sắc uống (Tiểu thừa khí).

- Hạt cau 10g, sơn tra 10g sắc nước uống.

- Lấy lá trầu hơ nóng gói vào miếng gạc đặt lên rốn.

Nếu đầy bụng đại tiện lỏng: phép trị: ôn tỳ, hành trệ… Dùng bài:

- Gừng nướng cháy 12g tán nhỏ uống với nước ấm.

- Nhục đậu khấu 12g, trà khô 12g, hương phụ 12g sắc uống.

Nếu bụng đầy, tức ngực, ho đàm: phép trị: kiện tỳ, hành trệ, tiêu đàm… Dùng:

- Hạt tía tô, hạt cải canh, hạt cải củ mỗi vị 12g hoặc hơn sao vàng tán nhỏ uống.

- Tô tử 12g, trần bì 8g, bán hạ 6g, hậu phác 8g, chích thảo 4g, gừng 3 lát, sắc uống.

Nếu đầy bụng do ăn thịt, cua, cá, trứng… nên dùng bài sau:

- Rau răm 50g giã vắt nước cốt cho thêm rượu uống.

- Lá tía tô một nắm 60g, thêm gừng giã vắt nước cốt uống.

- Lá lốt 100g sắc nước uống ngày vài lần.

- Sơn tra 20g, vỏ quít 12g, lá mơ 12g, gừng 3 lát sắc uống.

- Hồ tiêu 4 - 5g giã pha nước sôi uống ấm.

Nếu bụng đầy sau khi ăn rau củ quả sống do rau (thái tích), nên dùng:

- Sa nhân 12g, trần bì 12g, gừng 12g sắc uống.

- Cốc nha 14g, sa nhân 6g, bạch truật 12g, chích thảo 4g (Cốc thần hoàn).

- Hạt cây húng quế 10g, hạt thì là 10g pha nước uống như trà.

Trên đây là một số bài Thu*c dân gian thường dùng chữa trị bụng đầy, ăn không tiêu, rất đơn giản hiệu nghiệm hầu như không tác dụng phụ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-bung-thuc-truong-bang-thao-duoc-y-hoc-co-truyen-15112.html)

Tin cùng nội dung

  • Triệu chứng đầy bụng chướng hơi ở dạ dày sẽ kích thích cơ hoành và triệu chứng trào ngược thực quản gây cảm giác mắc nghẹn nên dễ lầm với bệnh lý tim mạch.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Theo Y học cổ truyền, bụng đầy “thực trướng” phần nhiều do ăn uống quá độ, thức ăn không tiêu, đọng lại trong dạ dày .
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY