Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chữa dị tật cho thai nhi từ trong bụng mẹ

(HNMO) - Ở nước ta, cứ 100 trẻ sinh ra sẽ có khoảng 2-3 trẻ bị dị tật (chiếm tỷ lệ khoảng 2-3%) nếu không được phát hiện, can thiệp y khoa. Việc cứu được 2% trẻ này rất có giá trị để nâng cao chất lượng giống nòi.

(HNMO) - Ở nước ta, cứ 100 trẻ sinh ra sẽ có khoảng 2-3 trẻ bị dị tật (chiếm tỷ lệ khoảng 2-3%) nếu không được phát hiện, can thiệp y khoa. Việc cứu được 2% trẻ này rất có giá trị để nâng cao chất lượng giống nòi.

Ngày 2-12, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức Hội nghị khoa học chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản phụ khoa Hà Nội lần thứ X với chủ đề “Cập nhật và ứng dụng 2022”. 

Trung bình mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh. Tỷ lệ dị tật khoảng 2-3%, nghĩa là cứ 100 trẻ sinh ra sẽ có 2-3 trẻ bị dị tật nếu không được phát hiện, can thiệp y khoa.

Trong hơn 40.000 trẻ dị tật mỗi năm, khoảng 1.400 - 1.800 trẻ bị bệnh Down, 250 - 250 trẻ mắc hội chứng Edwards, 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 300 - 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, 15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD (trẻ sơ sinh mắc chứng này thường thiếu máu nặng, vàng da, dễ để lại di chứng bại não về sau), khoảng 2.200 trẻ bị tan máu bẩm sinh… Đáng lưu ý, hơn 1.700 trẻ sơ sinh tử vong do dị tật bẩm sinh.

Chính vì vậy, gs.ts nguyễn duy ánh, giám đốc bệnh viện phụ sản hà nội cho rằng, nếu không có công tác chăm sóc trước sinh, trong và sau sinh tốt thì nhiều trẻ ra đời mắc các dị tật bẩm sinh sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. do đó, việc cứu được 2% trẻ này rất có giá trị để nâng cao chất lượng giống nòi việt nam. 

“Ngày nay, mục tiêu của y học bào thai là chữa bệnh cho thai nhi khi còn đang nằm trong bụng mẹ. Bào thai trong bụng mẹ nếu có mắc các hội chứng: Truyền máu song thai, dải xơ buồng ối, chậm tăng trưởng, song thai không tim, cạn ối, đa ối, thiếu máu… đều có nguy cơ thai bị dị tật hoặc chết lưu. Trong khi đó, kỹ thuật can thiệp bào thai (đưa dụng cụ vào buồng ối để can thiệp sau đó đóng lại chờ thai tiếp tục phát triển đến đủ tháng) sẽ tăng cơ hội chữa bệnh, cứu sống các bé”, GS.TS Nguyễn Duy Ánh thông tin. 

Hiện nay, nước ta có 4 cơ sở thực hiện can thiệp bào thai, gồm: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí  Minh; Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh và một bệnh viện tư nhân.

Thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có gần 240 ca can thiệp bào thai được thực hiện thành công. Năm 2023, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ mạnh dạn triển khai các kỹ thuật mới sửa chữa các tổn thương của bào thai như thoát vị hoành, tim bẩm sinh, truyền máu thai thiếu máu, dẫn lưu dịch màng phổi, ứ nước bể thận...

Tại hội nghị khoa học lần này, các báo cáo viên đã cung cấp nhiều thông tin khoa học, nhiều nghiên cứu mới, cập nhật những kỹ thuật mới, chứng cứ lâm sàng có giá trị để thực hành lâm sàng tốt trong chẩn đoán, xử trí các ca bệnh lĩnh vực sản khoa, hạn chế tối đa xảy ra sự cố y khoa, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

GS.TS Nguyễn Duy Ánh lưu ý, khi phát hiện thai nhi có dấu hiệu mắc bệnh, các cơ sở y tế tuyến dưới nếu không can thiệp được cần chuyển sớm đến tuyến trên để tăng cơ hội cứu sống bà mẹ và thai nhi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1049193/chua-di-tat-cho-thai-nhi-tu-trong-bung-me)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY