Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa với đơn tướng quân

Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
đơn tướng quân còn có tên khác là cây lá khôi, khôi nhung, khôi tía. Cây cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn hay các nhánh bên; mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Ở nước ta, cây mọc hoang gần sông suối, ven rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và được trồng ở đồng bằng để làm Thu*c. Bộ phận dùng làm Thu*c là lá. Cây trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái lá bánh tẻ quanh năm, thường dùng tươi nhưng có thể phơi hay sấy khô để dùng dần.

Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng, mẩn ngứa, mày đay, ghẻ, viêm họng, thấp khớp có sưng nóng đỏ đau,...

Một số đơn Thu*c thường dùng:

Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa:

- đơn tướng quân, tầm phỏng, mỗi vị 100g sắc uống, kết hợp nấu nước tắm khi nước còn nóng ấm hàng ngày đến khi khỏi.

- Lá đơn tướng quân, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, lá mã đề, mỗi vị 12g đơn đỏ 25g, sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn.

- Lá đơn tướng quân 10g, băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày.

- Lá đơn tướng quân 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong trường hợp dị ứng, lở ngứa, nổi sần, do huyết trệ.

Chữa ghẻ lở: Lấy một nắm lá đơn tướng quân tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi với 5 lít nước. Tắm nước lá này lúc nước còn ấm, khi tắm lấy những bã lá đã nấu xát vào các nốt ghẻ lở. Tắm mỗi ngày một lần, trong 3 - 4 ngày liền các mụn ghẻ lở sẽ khô miệng và khỏi.

Chữa viêm họng, viêm phế quản: Lấy 100g lá đơn tướng quân, băm nhỏ, nấu với một lít nước, bỏ bã, cô cho đến khi được một chất sền sệt, trộn với bột nếp và mật ong làm thành 20 viên. Mỗi ngày uống 2 viên trong 3 - 4 ngày liền. Cũng có thể ngậm viên Thu*c, nuốt nước dần.

Hỗ trợ điều trị thấp khớp: đơn tướng quân 12g, rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g, lá bạc thau (sao) 12g, dây kim ngân 10g, ké đầu ngựa 16g, lá thông 8g, sắc với 600ml nước còn 200ml lọc trong, chia làm 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn và khi ngủ. 10 ngày là một liệu trình.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-di-ung-may-day-man-ngua-voi-don-tuong-quan-832.html)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY