Kinh tế xã hội hôm nay

Chưa phải nắng nóng đỉnh điểm nhưng tiêu thụ điện đã cao kỷ lục

Ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, 5 tháng đầu năm chưa phải là thời kỳ cao điểm nắng nóng nhưng hệ thống điện đã ghi nhận lượng điện tiêu thụ tăng cao chưa từng thấy.

Đã vượt “đỉnh” của năm 2018

Trong một số ngày của tháng 4 cũng như mấy ngày giữa tháng 5/2019 vừa qua, mặc dù thời tiết nắng nóng đã và đang diễn ra diện rộng ở miền Bắc và miền Trung nhưng tình hình dự báo còn gay gắt hơn vào cuối tuần.

Ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, 5 tháng đầu năm chưa phải là thời kỳ cao điểm nắng nóng nhưng hệ thống điện đã ghi nhận lượng điện tiêu thụ tăng cao chưa từng thấy.

Đơn cử, ngày 24/4 là ngày nóng nhất tháng 4, công suất đầu nguồn cực đại (Pmax) toàn hệ thống là 35.703 MW, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước và vượt qua Pmax trong đợt nắng nóng cực đoan nhất năm 2018 (35.118 MW - ngày 3/7/2018). Và điển hình tới ngày hôm qua (17/5) thì mức tiêu thụ điện toàn hệ thống lại đạt đỉnh mới cao hơn, với công suất đỉnh đầu nguồn toàn hệ thống lên tới 35.912 MW.

Bên cạnh số liệu về công suất, lượng điện năng tiêu thụ đầu nguồn toàn hệ thống điện quốc gia trong ngày 17/5/2019 lên đến 755 triệu kWh và số liệu này cũng đã phá kỷ lục, vượt qua mức đỉnh của năm 2018 là 725 triệu kWh vào ngày 3/7/2018. Theo số liệu thống kê của 4 tháng đầu năm, lượng điện tiêu thụ đạt 74,35 tỷ kWh, tăng trưởng 11% so với năm 2018.


Mới vào hè nhưng hệ thống điện đã ghi nhận lượng điện tiêu thụ tăng cao chưa từng thấy.

Mới vào đầu hè, nhu cầu dùng điện đã tăng đột biến trong khi công tác vận hành nguồn điện vẫn rất căng thẳng. Đối với thủy điện, chỉ có các hồ tại khu vực miền Bắc có lượng nước về tương đối khá, tương đương trung bình nhiều năm. Phần lớn các hồ ở miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam tình hình thủy văn không thuận lợi, lưu lượng nước về thấp.

Đến thời điểm này, sản lượng thủy điện tích trong các hồ miền Trung, Nam chỉ khoảng 2 tỷ kWh, tương đương tổng phụ tải toàn quốc trong 3 ngày làm việc. Nếu tính riêng các hồ miền Nam, chỉ còn 0,38 tỷ kWh, tương đương lượng điện tiêu thụ tại khu vực này trong 1 ngày.

Huy động các nguồn nhiệt điện dầu

Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã phải huy động các nguồn nhiệt điện dầu từ tháng 4/2019 để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Tổng sản lượng nhiệt điện dầu huy động đến thời điểm này là 160 triệu kWh và sẽ phải tiếp tục huy động nguồn điện giá cao này trong thời gian tới.

Qua theo dõi thực tế nhiều năm, nhu cầu tiêu thụ điện tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nền nhiệt độ. Nếu bước vào cao điểm nắng nóng trong các tháng 5, 6, dự kiến phụ tải còn tiếp tục tăng trưởng cao. Công suất cực đại dự kiến ở mức 37.000- 39.000 MW, tăng 11-14% so với cùng kỳ 2018.

Trong điều kiện vận hành hệ thống điện hết sức căng thẳng, khó khăn, ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN đã xây dựng các giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng đủ điện cho đất nước. Trong hơn 4 tháng qua, đơn vị này đã nỗ lực điều hành hệ thống điện, cung ứng điện đầy đủ cho nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, đã và đang hỗ trợ tối đa để gần 100 dự án điện mặt trời đóng điện và vào vận hành chính thức.


Người dân nên sử dụng điện tiêt kiệm, hiệu quả, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết. Ảnh minh họa.

Trong mùa khô và các tháng còn lại của năm 2019, dự báo sẽ gặp khó khăn rất lớn do lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn trung bình nhiều năm, nhiều hồ ở khu vực miền Nam đã gần về mực nước ch*t. Bên cạnh đó, nguồn khí sau nhiều năm khai thác cao đã suy giảm. Nguồn than trong nước hiện nay cũng không thể đảm bảo đủ cho sản xuất điện và đã phải nhập khẩu than.

Trước tình hình này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết sẽ huy động linh hoạt thuỷ điện theo lưu lượng nước về và nhu cầu phụ tải, đảm bảo khả dụng đến cuối mùa khô. Các nhà máy nhiệt điện than và tuabin khí khu vực miền Nam sẽ được huy động tối đa công suất. Đồng thời chủ động phối hợp với các đơn vị để triển khai những giải pháp đảm bảo nhiên liệu cho phát điện.

Bên cạnh đó, giám sát liên tục đường dây truyền tải siêu cao áp để tăng cường truyền tải điện từ Bắc vào Nam. Đối với lưới điện hạ áp và phân phối, các công ty điện lực cũng hoàn thành mọi công tác trên lưới từ trước tháng 3/2019, đảm bảo vận hành ổn định trong mùa nắng nóng.

Do nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong mùa nắng nóng, ông Ngô Sơn Hải cho rằng, trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung, chúng ta cũng cần tập trung quản lý từ phía cầu để sử dụng điện hợp lý, tăng cường tuyên truyền, khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Ngành Điện cần sự chia sẻ, phối hợp từ phía các khách hàng để tham gia thực hiện điều chỉnh phụ tải, góp phần san tải hệ thống điện trong giờ cao điểm.

Hiện nay, đã có khoảng 2.000 khách hàng lớn ký kết tự nguyện tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải cùng EVN. Các điện lực vẫn đang tiếp tục vận động, làm việc với các khách hàng lớn, song song với việc tuyên truyền tiết kiệm điện tới từng hộ gia đình.

Bên cạnh đó, việc phát triển điện mặt trời áp mái được coi là giải pháp hiệu quả để bổ sung nguồn điện sử dụng tại chỗ, giảm áp lực đầu tư nguồn và lưới điện mới, giảm tổn thất truyền tải. Chính phủ đã có cơ chế giá để khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái. EVN cam kết hỗ trợ tối đa mọi yêu cầu của người dân, doanh nghiệp như đơn giản hóa các thủ tục đấu nối, cung cấp công tơ 2 chiều, thanh toán tiền điện kịp thời cho các hộ lắp đặt.

Lê Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chua-phai-nang-nong-dinh-diem-nhung-tieu-thu-dien-da-cao-ky-luc-n157621.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Những tưởng căn bệnh khó chịu này chỉ hoành hành vào mùa đông, vậy mà mùa hè, lượng người khốn đốn vì bệnh cũng không hề giảm.
  • (Mangyte) - Đã 1,5 tháng rồi tôi vẫn chưa có kinh trở lại. Tôi đã dùng que thử nhưng không có thai.
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Chườm lạnh bắt cách đắp khăn hoặc đắp đá sau đó dùng Thu*c hạ sốt là những điều cơ bản cần thực hiện với người bị say nóng hoặc say nắng.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY