Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Chuyên gia truyền nhiễm mách bạn cách đơn giản phòng lây nhiễm virus nCoV

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) nguy hiểm thế nào? Vì sao số người nhiễm bệnh vẫn gia tăng nhanh ở Trung Quốc? Báo Suckhoedoisong.vn đã phỏng vấn ThS.BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để làm rõ hơn các vấn đề này.

PV: Thưa bác sĩ, là người có kinh nghiệm lâu năm trong phòng chống các bệnh lây nhiễm, theo ông hiện nay bệnh viêm phổi do virus nCoV tính độc lực có nguy hiểm hơn so với SARS, MERS hay không?

ThS. BSCKII Nguyễn Trung Cấp: nCoV là 1 virus thuộc nhóm coronavirus tương tự với SARS và MERS-CoV. Trên cơ sở những thông tin hiện tại, người ta nhận thấy nCoV cũng chỉ lây truyền hạn chế từ người sang người qua tiếp xúc gần tương tự với SARS và MERS-CoV.

nCoV gây Tu vong khoảng 3-4% trong số các bệnh nhân nhập viện, trong khi tỷ lệ Tu vong tương ứng với SARS là khoảng 9% và với MERS-CoV là 35,5%. Trên những cơ sở đó có thể cho rằng nCoV có độc lực thấp hơn SARS và MERS-CoV.

PV: chuyên gia trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, dựa vào các báo cáo của WHO ông nhận định vì sao số ca lây nhiễm n-CoV ở Trung Quốc tăng nhanh như vậy?

ThS.BS CKII Nguyễn Trung Cấp: Điều khó khăn trong việc kiểm soát của bất kỳ dịch bệnh mới xuất hiện lần đầu là những ca bệnh đầu tiên dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Phải mất một thời gian mới nhận diện được nó là bệnh mới, tìm ra nguyên nhân và đường lây truyền của nó.

Do vậy thường trong giai đoạn đầu việc cách ly, giám sát ổ dịch và dự phòng có thể chưa phù hợp dẫn đến sự lan rộng trong ổ dịch và lây truyền sang nhân viên y tế. Với n-COV do thời gian ủ bệnh kéo dài đến 14 ngày nên những người có virus có thể đi rất xa, tiếp xúc gần với nhiêu người. Điều đó gây khó khăn trong việc khoanh vùng và cách ly các đối tượng nguy cơ.

Hơn nữa, tình trạng hoảng loạn trong vụ dịch cũng khiến người dân đổ xô đến các bệnh viện để khám, xét nghiệm dẫn đến quá tải và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo tại đó. Ngoài ra nếu có những trường hợp chạy trốn hoặc dấu bệnh, không tuân thủ cách ly cũng là yếu tố gây khó khăn cho việc cách ly va khống chế dịch.

PV: Là nước láng giếng với Trung Quốc, có đường biên giới dài với bạn, khách du lịch từ Trung Quốc sang đông, theo ông, từ khi bắt đầu xuất hiện các ca bệnh đầu tiên xâm nhập vào nước ta, các hoạt động của ngành y tế hiện nay ra sao và cần tập trung vào các giải pháp nào?

ThS.BS Nguyễn Trung Cấp: Việt Nam có đường biên giới bộ với Trung Quốc dài và số khách du kịch Trung Quốc cũng khá nhiều. Hơn nữa dịch đã lan sang 17 nước nên không chỉ Trung Quốc mà người đến từ nhiều nước khác cũng có thể có nguy cơ.

Cho đến thời điểm hiện nay, nước ta chỉ ghi nhận 2 ca bệnh xâm nhập. Tuy vậy do số du khách nước ngoài và người Việt Nam từng đi qua vùng có dịch hiện đang ở trong nước không ít.

Do vậy, ngoài những hoạt động ngăn chặn dịch xâm nhập ở cửa khẩu đường bộ, đường không thì việc giám sát những đối tượng nguy cơ, phát hiện và cách ly sớm những ca bệnh trong nước cũng vô cùng quan trọng.

Về phía ngành Y tế, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn về giám sát, dự phòng và điều trị bệnh viêm phổi do n-CoV, chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị phòng chống dịch, chỉ đạo việc tổ chức cách ly phòng chống lây chéo trong bệnh viện và giám sát dịch tại cửa khẩu và trong cộng đồng. Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa các bộ, ngành, các địa phương trong hoạt động kiểm soát dịch bệnh.

Về phía người dân cần tuân thủ tốt các hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Những người trở về từ vùng có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người đã nghi ngờ có viêm phổi do n-CoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Khi xuất hiện dịch bệnh, nếu cộng đồng có tình trạng hoảng loạn sẽ làm rối loạn xã hội và cản trở tất cả các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Chính vì vậy việc thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu đúng về nguy cơ, bình tĩnh và phối hợp với ngành y tế cũng là một hoạt động quan trọng để đảm bảo khống chế dịch bệnh hiệu quả

PV: Ngành y tế nước ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các đợt dịch lớn như SARS, MERS, và ông cũng là người “lăn lộn” trong các đợt dịch đó, theo ông, năng lực chẩn đoán, khả năng thu dung, chữa bệnh của nước ta sẽ như nào, nếu không may, dịch n- CoV lan rộng trên đất nước ta?

ThS.BS CKII Nguyễn Trung Cấp: Ngành Y tế Việt Nam đã có kinh nghiệm chống dịch thành công với nhiều vụ dịch lớn. Qua đó đội ngũ cán bộ y tế đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tiến bộ về trình độ chẩn đoán, điều trị và giám sát dự phòng cũng như khả năng tổ chức phòng chống dịch.

Các trang thiết bị cũng được đầu tư và bổ sung trong nhiều năm qua. Nhiều bệnh viện cũng đã được xây mới và mở rộng. Nếu không may dịch n- CoV lan rộng trên đất nước ta, tôi tin ngành Y tế có đủ khả năng đáp ứng và khống chế hiệu quả.

PV: Trân trọng cảm ơn bác sĩ.

Theo ANH VĂN/Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/chuyen-gia-truyen-nhiem-mach-ban-cach-don-gian-phong-lay-nhiem-virus-ncov-20200131061338668.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY