Tình yêu và giới tính hôm nay

Chuyện tình của Hoàng đế vĩ đại và góa phụ hơn 6 tuổi: Cắm sừng chồng một cách ngoạn mục nhưng vẫn khiến chồng yêu mù quáng vì những lý do khó tin

Dù danh tiếng lớn lao đi chăng nữa thì Napoleon vẫn chỉ là một con người bình thường, biết yêu và yêu sâu đậm, điên cuồng vì tình yêu của chính mình.

Dù cho là ai đi chăng nữa, từ Vua, quan, dân thường hay người giàu có thì ai cũng từng có một tình yêu. Họ cũng sẽ đau đớn vì tình và hi vọng tình yêu được đáp lại.

Hoàng đế Napoleon đã có một cuộc tình như thế nhưng thực tế cuộc sống chẳng “nhẹ tay” với chính ông. Để rồi, Napoleon đã phải tuyệt vọng trong mối quan hệ trân quý nhất cuộc đời.

Chuyện tình yêu mù quáng với góa phụ hơn 6 tuổi

Napoleon Bonaparte là chiến lược gia quân sự xuất sắc. Ông lên ngôi Hoàng đế năm 1804 và với nhiều cuộc chinh phạt thắng lợi, khẳng định vị thế bản thân là người đàn ông quyền lực nhất châu Âu thời bấy giờ.

Tuy nhiên, dù danh tiếng là vậy nhưng Napoleon vẫn chỉ là một con người bình thường, biết yêu và yêu sâu đậm, điên cuồng vì tình yêu của chính mình.

Josephine là tên Napoleon đã từng gọi người vợ đầu tiên của mình. Bà được sinh ra với tên gọi Marie Josephe Rose Tascher de La Pagerie, con gái của một quý tộc nhỏ.

Có một câu chuyện kể lại rằng, Josephine sinh ra và lớn lên tại Martinique (Pháp), một thầy bói đã nói với cô rằng: “Một ngày nào đó, cô sẽ là Nữ hoàng Pháp và còn hơn cả một nữ hoàng”. Khi đó, bà chỉ bật cười và cho rằng những lời đó thật sự hoang đường, không có thật.

Năm 16 tuổi, Josephine kết hôn với quý tộc Alexandre de Beauharnais và sinh ra hai người con một trai, một gái. Nhưng cuộc hôn nhân đó không kéo dài, năm 1794 chồng bà bị bắt vào tù vì tội Ph*n qu*c, bà cũng bị tống giam theo.

Beauharnais sau đó đã bị xử tử. Người vợ góa trong thời gian ở tù đã kịp thời làm quen với những người tướng lĩnh ở đó. Duyên dáng, quyến rũ và thích những cuộc phiêu lưu tình ái, ngay sau đó bà trở thành tình nhân của Paul Barras - một vị chỉ huy. Tuy nhiên, Paul luôn “thèm của lạ” muốn kiếm một tình nhân khác, ông dần dần không còn dành nhiều tình cảm cho Josephine nữa.

Cùng thời điểm ấy, ông giới thiệu vị tướng trẻ tuổi Napoleon cho Josephine. Người gặp Napoleon đầu tiên không phải là Josephine mà là con trai bà. Trong hồi ký của thư kí riêng Napoleon có ghi lại, thời điểm đó cậu bé muốn trình diện với tướng Napoleon để nói về thanh kiếm của mình. Vị tướng trẻ dù bận rộn nhưng vẫn dành thời gian tiếp đón. Ông rất thích cậu bé và khen ngợi về thanh kiếm tốt. Khi Josephine biết sự ưu ái của vị tướng trẻ dành cho con trai, bà muốn gặp mặt và cảm ơn. Ngay từ lần đầu tiên đó, Napoleon đã mê mẩn “Josephine có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại nổi. Cô ấy không quá đẹp nhưng rất có duyên”.

Hồi đó, Napoleon đã có vị hôn thê là Eugenie nhưng ông không thể cưỡng lại được nét yêu kiều, sự duyên dáng của Josephine.

Sau 6 tháng theo đuổi ráo riết cùng hàng chục lá thư tay gửi tới để bày tỏ tình cảm, Napoleon đã có được trái tim người đẹp. Đám cưới của cả hai được tổ chức vào tháng 1/1976 tại Paris trong một nghi lễ dân sự và có nhiều điều không phù hợp do thân thế nhạy cảm của cặp đôi. Cô dâu tự ý giảm 4 tuổi còn 29 tuổi, chú rể đưa địa chỉ và ngày sinh cũng sai.

Chỉ hai ngày sau đám cưới, Napoleon tiếp tục hành trình chinh phạt của mình và đến Ý. Josephine ở lại Paris.

Napoleon yêu vợ sâu sắc. Tình cảm của ông như một sự ám ảnh vậy. Ông say mê viết thư cho vợ hằng ngày và coi đó là nhiệm vụ không thể thiếu của mình. Họ đã có nhiều “cuộc nói chuyện bẩn thỉu” trong những lá thư tình. Không thể ở bên vợ ngày ngày, Napoleon đã dùng từ ngữ để bày tỏ tình yêu đến điên dại của chính mình.

“Anh sẽ hạnh phúc biết bao nếu có thể giúp em cởi quần áo, thấy bộ ngực trắng nhỏ nhắn, khuôn mặt đáng yêu, mái tóc buộc gọn trong chiếc khăn quàng cổ”, hay “Không có Josephine của anh, không có sự đảm bảo cho tình yêu của em thì dường như chẳng còn gì tồn tại trên Trái Đất, anh có thể làm gì đây”… Đó đều là những câu từ mà vị tướng tài ba gửi đến vợ.

Là một vị tướng lĩnh xông pha trên sa trường nhưng Napoleon luôn dành thời gian để gửi gắm tình yêu qua thư. Ông thậm chí còn trách cứ tham vọng của bản thân khiến mình mãi chinh chiến như vậy: “Anh nguyền rủa vinh quang và tham vọng đã khiến linh hồn rời khỏi cuộc đời anh”.

Sự điên cuồng trong tình yêu của Napoleon còn thể hiện từ cách ông cho thám tử đi theo dõi vợ hằng ngày. Vợ làm gì, đi với ai, mặc đồ thế nào đều được ghi lại cả… Cuộc tình này, tình yêu này có lẽ là điều gây tổn hại cho chính cuộc đời của Napoleon.

Sự phản bội và điều sau cuối còn ghi nhớ

Thời điểm làm quen và chấp nhận đến với Napoleon, Josephine đang quay cuồng tìm cách bám víu lấy những người có chức quyền để tồn tại trong xã hội thượng lưu Pháp. Có lẽ vì vậy mà bà đồng ý kết hôn với vị tướng trẻ tuổi. Nhưng chính các hành động về sau của bà khiến người ta nghi ngờ rằng liệu bà có yêu Napoleon hay không.

Được biết trước đó, Josephine hiếm khi viết thư trả lời chồng. Bà thậm chí coi những lá thư của ông là trò tiêu khiển, đọc to lên cho những bạn bè cùng nghe để trêu đùa và đương nhiên rất ít khi viết thư hồi đáp. Khi còn ở Ý, ông cũng muốn vợ đến thăm nhưng bà luôn luôn đưa ra

Năm 1798, ông mới biết chuyện vợ ngoại tình khi đang ở Ai Cập. Trước đó ông đã có hàng loạt nghi ngờ về vợ. Trong một lá thư viết, ông tuyên bố rằng dường như Josephine chưa bao giờ yêu mình: “Vĩnh biệt em, nếu em yêu tôi ít hơn thì vẫn còn hơn là em chưa bao giờ yêu tôi. Nếu trường hợp đó là thật thì tôi thật sự quá đáng thương”.

Nhưng rồi, chuyện vợ ngoại tình vỡ lở, ông đã thể hiện nỗi buồn và viết thư cho anh trai: “Em có một nỗi buồn rất lớn nhưng tấm màn đó giờ đã được gỡ bỏ hoàn toàn”. Sau đó, ông bắt đầu ngừng viết thư cho vợ và ngoại tình với người vợ xinh đẹp của một sĩ quan có tên Pauline Foures.

Mối quan hệ giữa cả hai rạn vỡ như thế, đã có lúc Napoleon nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng họ vẫn tiếp tục mối quan hệ. Bất chấp tất cả mọi thứ, Napoleon bỏ qua hết cho vợ, năm 1804 ông lên ngôi Hoàng đế và trao vương miện Hoàng hậu cho bà.

Khi đó, Napoleon chỉ mong mỏi một đứa con thừa kế do chính Hoàng hậu sinh ra. Con trai hay con gái ông đều đồng ý hết cả nhưng sau một lần sảy thai, Josephine đã không còn khả năng mang thai nữa.

5 năm bên nhau với hàng trăm lá thư tình mùi mẫn, bị phản bội nhiều lần, rồi cũng đến lúc Napoleon mệt mỏi và quyết định ly hôn. Năm 1809, khi nghe Hoàng đế nói đến ý định chia tay, Josephine đã la hét và ngã gục xuống sàn, tiếng la hét của bà được cho là vang vọng khắp cung điện. Napoleon và một tùy tùng khác phải bế bà về căn phòng riêng.

Vào năm 1810, Napoleon đã sắp xếp việc ly hôn với sự làm chứng của một linh mục. Lí do đưa ra là cuộc hôn nhân không mang lại lợi ích cho nước Pháp. Josephine đã đọc một tuyên bố được chuẩn bị sẵn, đồng ý chấm dứt cuộc hôn nhân này.

Ít lâu sau, Napoleon kết hôn với Marie-Louise, con gái của Hoàng đế Áo và có đứa con hợp pháp của chính mình.

Josephine đã chuyển đến sống ở Malmaison, gần Paris. Bà tiếp tục có một lối sống xa hoa và được chồng cũ chu cấp tiền của. Thậm chí các hóa đơn nợ nần cũng là do Napoleon chi trả. Năm 1814, bà qua đời vì bệnh viêm phổi khi 51 tuổi. Khi được báo tin về cái ch*t của vợ cũ, Napoleon cực kỳ đau đớn và quay sang hỏi một câu: "Cô ấy thực sự yêu tôi, đúng không?".

7 năm sau, Napoleon cũng qua đời sau khi trải qua thất bại lớn nhất đời người. Ông là tù nhân trên đảo Saint Helene ở phía Nam Đại Tây Dương.

Trước khi qua đời, Napoleon đã nhắc đến những gì trân quý, vương vấn trên thế gian. Ông nói đến tình yêu đầu tiên và có lẽ là tình yêu duy nhất của ông trong suốt cuộc đời: “Nước Pháp, quân đội, chỉ huy quân đội, Josephine”.

Từ đầu đến cuối, Napoleon chỉ yêu một mình Josephine. Bị phản bội, phải ly hôn vì không có con nối dõi nhưng đến cuối đời, nỗi đau đáu về tình yêu của ông cũng chỉ dành cho người phụ nữ từng phản bội mình mà thôi.

Nguồn: Historytoday, Thevintagenews, Nzherald

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chuyen-tinh-cua-hoang-de-vi-dai-va-goa-phu-hon-6-tuoi-cam-sung-chong-mot-cach-ngoan-muc-nhung-van-khien-chong-yeu-mu-quang-vi-nhung-ly-do-kho-tin-2020013112504898.chn)

Tin cùng nội dung