Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cô gái mắc chứng xương hóa đá trên hành trình trở về cuộc sống bình thường

Hơn 20 năm qua, bệnh nhân Đỗ Thị Hồng Huệ (24 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đã 5 lần bị gãy xương vì mắc phải căn bệnh hiếm gặp: xương hóa đá.

Bệnh nhân sẽ tiến hành ca mổ thứ 2 điều trị bệnh xương hóa đá tại Bệnh viện E.

Cuối tháng 10/2021 vừa qua, bệnh nhân đã được phẫu thuật tại Bệnh viện E, Hà Nội, đây cũng là ca đầu tiên mắc chứng bệnh xương hóa đá được thực hiện tại Việt Nam. Sau gần 6 tháng phẫu thuật, bệnh nhân đang chuẩn bị cho cuộc mổ tiếp theo.

Gần 6 tháng sau ca phẫu thuật lần đầu tiên ở khớp háng bên phải, việc đi lại của bệnh nhân đã dễ dàng hơn trước rất nhiều. Bệnh nhân đã có thể đi lại bình thường, chủ động trong những sinh hoạt hàng ngày mà không cần sự hỗ trợ nữa. Mới đây, bệnh nhân còn có thể một mình lên Hà Nội khám lại.

Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện E.

Bệnh nhân Huệ chia sẻ: "Những hoạt động sinh hoạt hàng ngày hiện giờ em đã tự mình làm được. Khi đi lại, khớp háng của em không còn đau nữa. Em cảm thấy rất vui".

Bác sĩ nguyễn đình hiếu, phó trưởng khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao cho biết: "sau lần mổ đầu tiên thay khớp háng toàn phần bên phải thì hiện tại tầm hoạt động khớp bên phải của bệnh nhân được cải thiện rất tốt. quan trọng nhất là các cơn đau được giải quyết. trước đây chênh lệch chi của bệnh nhân khoảng 5cm, giờ thì gần như về bình thường. vấn đề tiếp theo của bệnh nhân là giải quyết khớp háng bên trái".

Ca mổ thứ 2 sẽ được tiến hành ở khớp háng trái của bệnh nhân.

Từ chỗ chỉ đi được khoảng 200m, giờ bệnh nhân có thể đi tầm 500 - 600m mà không có cảm giác mỏi chân. Để chuẩn bị cho ca mổ thứ 2, dự kiến ít ngày nữa, bệnh nhân sẽ nhập viện. Các quy trình phải làm sẽ vẫn như ca mổ đầu tiên, đau đớn chắc chắn sẽ có, nhưng bệnh nhân vẫn luôn tự nhủ sẽ cố gắng hết sức

Bệnh nhân Huệ cho hay: "Trước đấy, khi thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên, mặc dù bác sĩ đã nói với em rồi nhưng khi trải nghiệm thì mới thấy rất đau. Lần thứ 2 này thì chắc cũng sẽ đau, nhưng em sẽ cố gắng".

Sau ca mổ đầu tiên, bệnh nhân đã có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Hiếu, ca phẫu thuật khớp háng thứ 2 bên trái của bệnh nhân tiên lượng sẽ dễ dàng hơn, do khám lâm sàng tầm vận động khớp không bị hạn chế quá nhiều.

Vẫn còn một chặng đường nữa cần phải cố gắng, nhưng bệnh nhân không hề đầu hàng trước khó khăn. Bởi nếu các cuộc phẫu thuật thành công và hồi phục tốt, thì mong ước về tương lai hai chị của bệnh nhân cũng mắc phải căn bệnh này sẽ có cơ hội quay trở lại cuộc sống bình thường như bao người khác...

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-gai-mac-chung-xuong-hoa-da-tren-hanh-trinh-tro-ve-cuoc-song-binh-thuong-20220412091310809.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ở người lớn tuổi hay có tình trạng loãng xương nên vị trí chỗ yếu này càng yếu hơn, chỉ cần một lực tác động rất nhỏ cũng có thể gây gãy xương. Người lớn tuổi chủ yếu bị gãy cổ xương đùi trong T*i n*n sinh hoạt: trượt té trong nhà tắm,
  • Trong giải phẫu cơ thể người, xương đòn là một xương dài tạo nên một phần của bả vai. Nó là một xương dẹt cong hình chữ S. Một đầu xương tiếp khớp với xương ức, đầu còn lại tiếp khớp với xương bả vai, có vai trò quan trọng trong việc vận động của cánh tay, đặc biệt là hoạt động mang vác...
  • Không ít các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch vì không được sơ cứu đúng cách, vùng xương gãy bị tổn thương nặng thêm.
  • Gãy xương là xương bị đứt đoạn, gãy lìa, có khi bị giập nát… do T*i n*n gây ra. Ở người già bị loãng xương chỉ một lần ngã nhẹ cũng có thể làm gãy xương hoặc rạn nứt xương.
  • Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại gãy xương hay gặp và cách xử trí.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp và do lực gián tiếp truyền lên theo cánh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY