Tâm sự hôm nay

Có những mùa hè cháy rát

Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ ch*t cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy... - Những câu thơ như mang cả mùa hè tới với người đọc của nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đủ khiến cho ai đã trải qua những tháng ngày ngọt bùi đắng cay ấy, thấm vị phù sa của con sông quê hương rồi đằm mình trong ao làng ướp ngát hương sen của một mùa ký ức vẹn nguyên.

Tổ chức Trả lại tuổi thơ hỗ trợ phụ nữ mang thai có hoàn cảnh khó khăn tại Quảng Nam

"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra bản tiếng Nhật

Thế hệ 8X chúng tôi cho dù là ở phố hay gốc quê cũng ít nhiều được trải qua những kỷ niệm về những ngày hè cháy rát. Cứ đến mùa phượng vỹ đỏ rực, tiếng ve đinh tai nhức óc là báo hiệu những ngày hè được chơi thả phanh không màng đến sách vở. Người ngợm lúc nào cũng khét lẹt mùi nắng, mùi mồ hôi cùng cơ man những trò chơi mà có nằm mơ thế hệ gen Z bây giờ cũng không thể hình dung ra được.

Này nhé chỉ với ít nhựa đường, mẩu phim độ chục centimet và một chú bọ xít được bắt về từ những cành nhãn trĩu hoa là đã có một chiếc “siêu xe” tuổi thơ bất chấp mọi cung đường. Rồi đến việc nằm nhoài, ngắm nghía để đưa được những hòn bi ve vào lỗ rồi cười hềnh hệch với hàm răng nhăn nhở, nhai nhồm nhoàm những cánh hoa phượng đỏ rực. Hết trò thì đi tìm mảnh vỡ thủy tinh, dép nhựa rách để đổi cái thứ kẹo kéo thần kỳ được biểu diễn thuần thục bởi đôi tay điêu luyện của người bán hàng. Mùa hè năm ấy của chúng tôi không có laptop, ipad, tivi và cũng chẳng có mạng xã hội để bắt “trend” như bây giờ.

Những trò chơi tuổi thơ không bao giờ quên. Ảnh Internet

Hiện đại lắm, điều kiện lắm thì rủ nhau đạp xe ra trung tâm thuê mấy quyển truyện tranh ngồi đọc như nuốt từng con chữ, vào quán chơi điện tử 4 nút rồi chờ đến 5-6 giờ chiều để í ới gọi nhau đi xem phim Tôn Ngộ Không ở một vài nhà có điều kiện trong xóm. Nhà nào có người thân, chú bác họ hàng thì được ra phố chơi vài ngày, khi trở về thì như “giáo sư biết tuốt” kể mọi thứ góp nhặt được vào tầm mắt cho lũ bạn nghe, oai lắm nhé!

Cuộc sống êm đềm cứ thế trôi đi, những mùa hè đỏ lửa ấy cũng phải nhường chỗ cho sách vở mùa tựu trường. Rồi lũ trẻ làng tôi cũng bắt đầu lớn dần, bạn bè tỏa khắp đi muôn nơi hòa cùng vào dòng chảy của đất nước để cùng nhau xây dựng Tổ quốc, quê hương ngày càng to đẹp.

Thế kỷ mới, đất nước đổi mới đi cùng sự phát triển như vũ bão của công nghệ khiến lũ trẻ bây giờ có điều kiện hơn. Những trò chơi của cha, chú chúng cũng dần mai một khi từ làng quê đến cao ốc phố thị đâu đâu cũng công nghệ ngập tràn. Thiết bị vi tính, điện tử rồi mạng xã hội đã chiếm lấy hầu hết thời gian ăn, học, chơi của chúng. Sự tiến bộ của xã hội đã mang đến những điều kiện sống tốt hơn cho thế hệ trẻ.

Nước tăng lực Number 1 luôn là thức uống khoái khẩu của cậu cả nhà tôi.

Giờ đây, những đứa trẻ 8x đen đúa ngày nào đã thành bố thành mẹ cả. cuộc sống ngày càng phát triển, hầu như nhà nào cũng có điều hòa, ti vi, máy giặt, tủ lạnh ngập tràn đồ ăn, thức uống. cứ mỗi lần đi siêu thị là cậu con trai sinh viên năm 2 đại học nhà tôi lại chất đầy tủ nước tăng lực number 1 để lấy thêm tỉnh táo lúc lúc ôn thi, học bài lúc giữa trưa hoặc thức khuya ôn bài mùa thi.

Xu hướng của xã hội là vận động đi lên không ngừng và sẽ mang đến những điều kiện tốt hơn cho con người trong xã hội ấy. Những cái nắng bỏng rát của mùa hè năm xưa khó có thể quay lại với lũ trẻ phố thị; cảnh trèo bàng, leo phượng có thể sẽ hiếm gặp nhưng đâu đó những ký ức vẹn nguyên ấy vẫn còn lại mãi trong mỗi chúng ta để chiêm nghiệm, thấm thía và trân quý những giá trị sống tốt đẹp mà thời đại mới mang lại.

Có một Hà Nội mùa “bình thường mới”

Hà Nội của chúng ta có 12 mùa hoa trong lời hát, mùa thu cơm nguội vàng trong những giọt tình của nghệ sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn nhưng bây giờ có thêm một khái niệm mang tên - “Hà Nội mùa bình thường mới”.

Nhân viên lễ tân khách sạn làm thêm nghề shipper vẫn tham gia cứu hộ miễn phí

Tranh thủ sau sau giờ hành chính làm lễ tân tại khác sạn, anh Trần Đức Ân đi làm shipper để kiếm thêm thu nhập và dành hẳn ba buổi trong tuần để tham gia nhóm cứu hộ miễn phí.

“Outfit” thức uống cá tính cùng Gen Z trên mọi nẻo đường

Thay vì sẵn sàng "xuống tiền" vào quán ăn vặt vỉa hè hay thưởng thức đồ uống kiểu “offline” tại các quán quen, Gen Z thừa nhận phải thay đổi thói quen ăn uống và chọn một “outfit” thức uống cá tính hơn nhưng vẫn theo trend tiện dụng khi mang đi lẫn khi sử dụng trong trạng thái bình thường mới.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/co-nhung-mua-he-chay-rat-165848.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY