Dáng đẹp hôm nay

Cơ thể xuất hiện 1 cứng, 1 mềm cảnh báo xuất huyết não

Xuất huyết não hiện là một trong những căn bệnh có tỷ lệ Tu vong cao nhất ở người, hầu hết những người sống sót cũng sẽ để lại di chứng.

Do đó, xuất huyết não vô cùng nguy hại cho cơ thể con người và mọi người cần biết những dấu hiệu cảnh báo trước khi căn bệnh xảy ra.

Cơ thể xuất hiện "1 cứng, 1 mềm" cảnh báo xuất huyết não

Một cứng: Đầu lưỡi cứng

Các triệu chứng của cứng lưỡi hầu hết là: đột ngột không nói được, nói không rõ tiếng, khó nuốt… Đây đều là những điềm báo sắp xảy ra xuất huyết não, mọi người cần hết sức cảnh giác.

Trong những trường hợp bình thường, các triệu chứng này sẽ biến mất chỉ sau vài phút thậm chí vài chục giây, do đó tình trạng này thường bị bỏ qua, tuy nhiên không có nghĩa là đã loại bỏ được nguy hiểm, ngay khi có triệu chứng cứng lưỡi thì bạn phải đi khám kịp thời, để tránh chậm trễ trong việc điều trị.

Một mềm: Chân tay mềm

Các triệu chứng của chân tay yếu hầu hết là: đột nhiên không đi lại được, không cầm được đồ vật, tê mỏi một bên tay chân.

Triệu chứng "mềm" này thường được gọi là "liệt nửa người". Hầu hết là do mạch máu não xuất hiện biến đổi, tắc nghẽn hoặc bị vỡ mạch máu, một khi nó xảy ra, cần phải cảnh giác và khám chữa kịp thời.

Để ngăn ngừa xuất huyết não, hãy ăn ít 3 loại thực phẩm

1. Đồ ăn quá mặn

Nếu ăn quá mặn sẽ gây tăng huyết áp, làm tăng áp lực mạch máu, khiến thành mạch máu bị giòn, gây xơ cứng động mạch, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của tim và mạch máu não.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 10% các bệnh tim mạch và mạch máu não có liên quan đến việc ăn quá nhiều muối.

2. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Việc hấp thụ quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến lượng triglycerid trong mạch máu tăng cao, dẫn đến hiện tượng máu đặc.

Nếu cứ tiếp tục như vậy, chất béo trung tính sẽ lắng đọng trên thành mạch máu, tạo thành mảng, mạch máu không được lưu thông, gây tắc nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ xuất huyết não.

3. Đồ ăn quá ngọt

Dữ liệu liên quan cho thấy việc tiêu thụ thức ăn ngọt trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ Tu vong. Nạp quá nhiều đường sẽ kích thích tăng lượng insulin trong cơ thể, thúc đẩy tăng sức căng thành mạch, dễ gây huyết áp cao, do đó làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

Để phòng ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não, hãy ghi nhớ: bổ sung 3, bớt 3 và kiểm soát 3 thứ

Bổ sung 3 loại thực phẩm

1. Bổ sung vitamin E

Vitamin E có thể làm giảm sự kết tụ của các tiểu cầu, giảm độ nhớt của máu và ngăn ngừa huyết khối. Ngoài ra, nó cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các mao mạch, duy trì chức năng bình thường của cơ tim và hệ thống mạch máu ngoại vi, cải thiện vi tuần hoàn và có vai trò ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

2. Bồ sung trà nhạt

Khi cơ thể thiếu nước, máu trong cơ thể đặc lại và lưu lượng máu chậm lại, từ đó làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não. Vì vậy, chúng ta phải hình thành một thói quen tốt là uống nhiều nước. Nếu bạn không thích uống nước trắng cũng có thể uống 1 - 2 cốc trà nhạt.

Chất flavonoid có trong trà có thể bảo vệ tim và mạch máu não, ngăn ngừa và điều trị các bệnh như xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch vành và đột quỵ, đồng thời cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trà còn chứa triterpenoids và axit béo không bão hòa, cả hai đều có thể làm giảm cholesterol và điều hòa lipid máu.

3. Bổ sung axit alpha-linolenic

Axit alpha-linolenic là một axit béo không no, một axit béo cần thiết cho cơ thể con người và phải được lấy từ thực phẩm. Nó được chuyển hóa trong cơ thể thành DHA và EPA (EPA là viết tắt của chất thu hồi mạch máu).

Dầu hướng dưỡng chứa hơn 66% axit α-linolenic, có thể làm mềm mạch máu, bảo vệ tế bào nội mô mạch máu, giảm lắng đọng lipid và loại bỏ các chất độc hại trong mạch máu, bảo vệ sức khỏe mạch máu.

Bớt 3 thứ

1. Bớt ăn chất béo

Một số lượng lớn các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng béo phì có thể làm tăng tỷ lệ mắc hơn 20 bệnh, đặc biệt là tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não lên 30%.

Ở những người béo phì, hàm lượng mỡ trong máu tăng, đường tăng, chức năng chuyển hóa của cơ thể giảm, dễ khiến huyết áp và đường huyết tăng cao, áp lực lên các cơ quan nội tạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Bớt lười biếng

Lười vận động là nguyên nhân lớn nhất khiến mạch máu bị tắc nghẽn. Nếu lâu ngày không vận động, "rác" trong mạch máu không thể thải ra khỏi cơ thể sẽ khiến tốc độ máu chảy chậm lại, máu dễ bị đặc lại, lâu dần sẽ gây tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ hình thành huyết khối.

3. Bớt u sầu

Khi con người quá xúc động, họ sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Nếu sự việc cứ tiếp diễn như vậy, các hormone như adrenaline sẽ tiếp tục được tiết ra, gây co mạch bất thường, làm máu chảy chậm và tăng áp lực mạch máu.

Kiểm soát 3 thứ

1. Kiểm soát huyết áp

Bệnh mạch máu não có mối quan hệ rất lớn với huyết áp. Một khi huyết áp tăng vọt, nhồi máu não, tai biến mạch máu não dễ tăng theo. Vì vậy, cần kiểm tra huyết áp hàng ngày thường xuyên, đặc biệt là kiểm tra huyết áp buổi sáng.

2. Kiểm soát Thu*c lá và rượu

Uống rượu trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng mạch máu dày lên, huyết áp nếu tăng đột ngột ở những phần mạch máu bị suy yếu rất dễ gây xuất huyết não.

Thu*c lá chứa hơn 3.000 hóa chất có hại, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng co mạch và tăng huyết áp, một khi quá mức sẽ đẩy nhanh sự xuất hiện của xuất huyết não.

3. Điều khiển tay trái

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xuất huyết não rất có thể xảy ra ở bán cầu não phải, nơi mạch máu mỏng manh hơn. Và chúng ta đều biết rằng tay trái tập luyện cho não phải.

Trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng nhiều hơn chi trên bên trái và chi dưới bên trái, đặc biệt là tay trái, có thể giảm gánh nặng cho bán cầu não trái và vận động bán cầu não phải.

Theo Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/co-the-xuat-hien-1-cung-1-mem-canh-bao-xuat-huyet-nao-1597023797063.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY