Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Coi chừng ngộ độc rượu ngâm củ ấu tẩu

BVĐK tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị ngộ độc rượu ngâm củ ấu tẩu là Đoàn Đình L. và Trần Ngọc T. (cùng trú tại xã Tràng Đà - TP. Tuyên Quang) trong tình trạng lơ mơ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, vật vã, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn, hoa mắt chóng mặt... có cơn ngừng thở kéo dài ở dạng nguy hiểm.

Qua khai thác thông tin từ gia đình, bác sĩ xác định 2 trường hợp trên bị ngộ độc do uống rượu ngâm củ ấu tẩu.

Ngay sau khi 2 bệnh nhân nhập viện, kíp trực cấp cứu đã lập tức đặt nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, dùng Thu*c chống loạn nhịp, sốc điện cấp cứu, bù dịch, dùng Thu*c vận mạch... Hiện tại, sau khi cấp cứu, hồi sức và điều trị tích cực, cả 2 bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Bệnh nhân Đoàn Đình L. sau 1 ngày điều trị đã tỉnh táo và cho biết: Bình rượu ấu tẩu của gia đình đã được ngâm được hơn 1 năm, khi ăn sáng, đã cùng một người bạn lấy rượu củ ấu tẩu ra uống. Sau khi uống được khoảng 15 phút bắt đầu cảm thấy tê lưỡi, nóng mặt, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, đau đầu dữ dội, đau bụng, tức ngực, khó thở nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bác sĩ khuyến cáo: Củ ấu tẩu (còn gọi là củ ấu tàu), là rễ củ của cây ô đầu, được xếp vào danh sách Thu*c độc bảng A, nhưng cũng là một vị Thu*c quý sau khi được bào chế cẩn thận. Theo Đông y, củ ấu tàu thường được dùng làm rượu Thu*c để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi. Tuy nhiên, trong thành phần của nó chứa aconitin là một chất rất độc. Sau khi uống, chất aconitin ngấm rất nhanh qua niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu gây nên các triệu chứng: rối loạn cảm giác tại chỗ, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác dẫn tới tê môi, lưỡi, họng và mặt... tiếp theo là các rối loạn thần kinh thực vật: buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, chảy nước dãi, co giật thớ cơ, có thể ngất, hạ thân nhiệt. Rối loạn hô hấp: khó thở, thậm chí ngừng thở. Rối loạn nhịp tim là triệu chứng hay gặp và thường nặng, có thể gây Tu vong nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách.

Yến Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/coi-chung-ngo-doc-ruou-ngam-cu-au-tau-n157442.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bị ngộ độc nấm thì cần đưa người bị ngộ độc và người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Khi bị ngộ độc rượu, nạn nhân sẽ mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, gây ngừng thở và có thể Tu vong.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY