Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Con nôn ra máu vì tự ý điều trị: Bố mẹ đều là bác sĩ

Có cả bố lẫn mẹ đều là bác sĩ ấy thế mà khi đưa con đến viện thì cháu bé đã nôn ra máu. Khi hỏi tiền sử các bác sĩ mới phát hiện bố mẹ sử dụng ibuprofel hạ sốt cho con.

BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương cho biết, mùa hè cũng là mùa của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm do các do virus vì thế diễn biến bệnh rất nhanh. Triệu chứng ban đầu của trẻ thường sốt, xuất hiện những nốt ban đỏ… Chính vì những đặc điểm này nên nhiều cha mẹ dễ nhầm lẫn. Trong khi đó, bố mẹ lại tự ý dùng Thu*c hạ sốt cho trẻ khi chưa xác định được chính xác bệnh dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.

tự ý điều trị cho trẻ

Đây là việc làm hết sức nguy hiểm. Dẫn chứng điều này BS Hải chỉ ra, một vài năm trước,Thu*c ibuprofel được coi như “ thần dược” hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, loại Thu*c này chỉ tốt cho những bệnh nhân mắc tay chân miệng nhưng lại “kị” với bệnh nhân sốt xuất huyết vì nó gây chảy máu niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa.

Trong khi đó, do thiếu hiểu biết nên nhiều bậc phụ huynh lại sử dụng loại Thu*c hạ sốt này khá phổ biến. Chỉ cần con hắt hơi, sổ mũi, sốt, ho… lập tức cha mẹ liền ra hiệu Thu*c gần nhà mua về.

Thậm chí, theo BS Đỗ Thiện Hải, đã có trường hợp bệnh nhi có cả bố lẫn mẹ đều là bác sĩ khi đưa con đến bệnh viện thì cháu bé đã nôn ra máu. Khi hỏi tiền sử bố mẹ cháu cho biết đã sử dụng ibuprofel hạ sốt, kết quả xét nghiệm của cháu bé lại là mắc bệnh sốt xuất huyết.

Ngoài việc tự mua Thu*c điều trị thì, một việc làm khác cũng hết sức sai lầm của các y bác sĩ tuyến cơ sở là lạm dụng truyền nước. Theo BS Hải, có tới 70%-80% trẻ ở tuyến dưới mắc bệnh tay chân miệng chuyển lên đã được tiêm kháng sinh, truyền dịch. Không ít trong số này bị mắc bệnh viêm phổi.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này theo BS Hải là do tâm lý bà mẹ thấy con sốt vào bệnh viện là lại xin được cho con truyền nước. “Chỉ truyền dịch khi trẻ nôn nhiều, sốt cao kéo dài 2 ngày, ăn kém, mất nước, không nên lạm dụng truyền dịch.

Việc truyền dịch cần phải thận trọng, cần có chỉ định cụ thể về loại dịch, tốc độ truyền… nếu truyền đúng thì rất tốt, không thì nguy cơ rủi ro rất cao. Có thể dẫn đến viêm phổi, phù phổi, suy tim ở trẻ do quá thừa dịch”- BS Hải cảnh báo.

BS Hải nhấn mạnh, các bệnh do virus thường diễn biến nhanh nên việc đi khám kịp thời rất quan trọng. Để phòng tránh các biến chứng đáng tiếc cho trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ, sau 2 ngày cơn sốt không có dấu hiệu hạ, cần khẩn trương đưa trẻ đến viện, tuyệt đối không được tự ý điều trị.

Để chủ động phòng tránh các bệnh lây nhiễm mùa hè, BS. Hải khuyến cáo mọi người khi đến chỗ đông người, bệnh viện về phải vệ sinh sạch sẽ, nhất là đôi tay, cùng đó là nâng cao sức khỏe. Khi có người mắc bệnh hô hấp nên hạn chế người nhà vào thăm để tránh lây bệnh; khi vào thăm nên đeo khẩu trang, về nhà cần vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-con-non-ra-mau-vi-tu-y-dieu-tri-bo-me-deu-la-bac-si-13571.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY