Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua: Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA) giống như một cơn đột quỵ, có các triệu chứng tương tự đột quỵ, nhưng thường chỉ kéo dài vài phút và không gây tổn thương vĩnh viễn.
Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA) giống như một cơn đột quỵ, có các triệu chứng tương tự đột quỵ, nhưng thường chỉ kéo dài vài phút và không gây tổn thương vĩnh viễn. Khoảng 1 trong 3 người có một TIA cuối cùng sẽ có một cơn đột quỵ, với khoảng một nửa xảy ra trong vòng một năm sau khi có cơn thiếu máu não thoáng qua. Một TIA có thể xem như là một cảnh báo và một cơ hội - cảnh báo về một cơn đột quỵ sắp xảy ra và cơ hội để thực hiện các bước để ngăn chặn đột quỵ.

Triệu chứng của TIA

Cơn thiếu máu não thoáng qua thường kéo dài một vài phút. Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng biến mất trong vòng một giờ. Các dấu hiệu và triệu chứng của TIA giống với những phát hiện sớm trong một cơn đột quỵ và có thể bao gồm khởi phát đột ngột với các dấu chứng, triệu chứng sau: yếu, tê hoặc liệt ở mặt, tay hay chân, thường ở một bên của cơ thể; líu lưỡi hoặc lời nói bị cắt bớt hoặc người khác khó hiểu; mù lòa ở một hoặc cả hai mắt hoặc nhìn đôi; chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp cả hai; mỗi người có thể có nhiều hơn một cơn TIA, các dấu hiệu và triệu chứng tái phát có thể giống hoặc khác nhau tùy thuộc vào khu vực của não bộ liên quan.

Khi nghi ngờ có một TIA, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Đánh giá kịp thời và xác định các rối loạn để điều trị có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Mảng vữa xơ trong lòng động mạch - thủ phạm gây TIA

Một TIA có nguồn gốc tương tự như một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ, là thể phổ biến nhất của đột quỵ. Trong một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ, cục máu đông làm nghẽn cung cấp máu cho một phần của bộ não. Trong TIA, không giống như một cơn đột quỵ, tắc nghẽn là tạm thời và không có tổn thương vĩnh viễn.

Nguyên nhân cơ bản của một TIA thường là một sự tích tụ của các mảng chứa cholesterol gọi là mảng xơ vữa trong lòng động mạch hoặc một trong các nhánh của động mạch, là nguồn cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho não. Mảng xơ vữa có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch hoặc dẫn đến sự hình thành của một cục máu đông. Một cục máu đông di chuyển đến một động mạch cung cấp cho não từ một phần khác của cơ thể, thường gặp nhất từ tim, cũng có thể gây ra một TIA.

Ai có nguy cơ bị TIA và đột quỵ?

Một số yếu tố nguy cơ của TIA và đột quỵ không thể thay đổi:

Lịch sử gia đình: Người có nguy cơ cao bị TIA và đột quỵ nếu trong gia đình đã có thành viên bị TIA hoặc đột quỵ.

Tuổi tác: Nguy cơ TIA và đột quỵ tăng khi già đi, đặc biệt là sau 55 tuổi.

Giới tính: Đàn ông có nguy cơ cao TIA và đột quỵ cao hơn nữ, nhưng hơn một nửa số ca Tu vong do đột quỵ xảy ra ở phụ nữ.

Người đã từng có một hoặc nhiều TIA, nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 10 lần người chưa từng bị TIA.

Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đột quỵ là một biến chứng thường gặp của rối loạn di truyền này.

Chủng tộc: Người da đen có nguy cơ Tu vong do đột quỵ cao hơn các chủng tộc khác, một phần là do họ có tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường cao hơn.

Một số yếu tố nguy cơ của TIA và đột quỵ có thể thay đổi:

Tăng huyết áp: Nguy cơ đột quỵ bắt đầu với chỉ số huyết áp cao hơn 110/75mmHg. Cần gặp bác sĩ để có được huyết áp mục tiêu dựa vào độ tuổi, các bệnh kèm theo và các yếu tố khác.

Cholesterol cao: Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt chất béo bão hòa, có thể làm giảm các mảng xơ vữa trong động mạch.

Bệnh tim mạch: Suy tim, nhịp tim bất thường, hẹp động mạch cảnh...

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Các mạch máu tay và chân bị hẹp tắc.

Bệnh đái tháo đường: Nồng độ homocystein cao; thừa cân và béo phì.

Do lối sống: Hút Thu*c lá làm tăng nguy cơ huyết khối, tăng huyết áp...; giảm hoạt động thể chất, kém vận động; ăn quá nhiều chất béo và muối làm tăng nguy cơ TIA và đột quỵ; uống nhiều rượu; sử dụng cocain và M* t*y; sử dụng Thu*c Tr*nh th*i.

Điều trị TIA

Khi bác sĩ đã xác định nguyên nhân của cơn thiếu máu não thoáng qua, mục tiêu của điều trị là để điều chỉnh bất thường và ngăn ngừa đột quỵ. Tùy thuộc vào nguyên nhân của TIA, bác sĩ sử dụng một số loại Thu*c để giảm khả năng bị đột quỵ sau một TIA. Các Thu*c được lựa chọn phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và loại TIA. Hai loại Thu*c hay dùng là: Thu*c chống kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel; Thu*c chống đông máu bao gồm heparin và warfarin; nếu có rung nhĩ, bác sĩ có thể kê toa một loại Thu*c chống đông; phẫu thuật can thiệp động mạch cảnh tắc hẹp như nong mạch, đặt stent...

Lời khuyên của thầy Thu*cĐể phòng ngừa TIA và đột quỵ, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên; không hút Thu*c lá, không uống rượu; hạn chế cholesterol và chất béo; ăn nhiều trái cây và rau quả; hạn chế natri (muối); luyện tập thể dục đều đặn; duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý; không sử dụng cocain và M* t*y; kiểm soát bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.BS. Hoài Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/con-thieu-mau-cuc-bo-nao-thoang-qua-dau-hieu-canh-bao-dot-quy-n125793.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY