Nội tiết hôm nay

Nội tiết là chuyên khoa trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị với tính chất theo dõi lâu dài dựa trên đặc tính bệnh - là các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Các bệnh thường gặp bao gồm: tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, chậm phát triển, huyết áp thấp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, loãng xương, viêm xương biến dạng, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận,...

Con tự ngủ êm ru chỉ sau 5 phút đặt xuống cũi, ông bố trẻ Hà Nội tiết lộ chỉ mất 4 ngày luyện bé ngủ ngoan

6 tuần tuổi đã có thể tự ngủ một mình không cần bố mẹ bế ẵm hay hát ru, 4 tháng tuổi ngủ xuyên đêm... đó là những dấu mốc ấn tượng mà bé Ken đã đạt được sau khi được bố áp dụng luyện ngủ.

Với các bà mẹ hiện đại, khái niệm luyện con tự ngủ không còn gì xa lạ bởi ai cũng muốn xây dựng cho con nếp ngủ khoa học ngay từ những tháng đầu đời. Tài liệu hướng dẫn, phương pháp luyện ngủ cũng nhiều song không phải ai cũng thành công, có mẹ đã phải bỏ dở giữa chừng. Thế nhưng, có một ông bố đã luyện con ngủ êm ru chỉ sau vài ngày thực hiện. Đó là Bố Ken nổi tiếng trong cộng đồng mẹ bỉm sữa với việc truyền cảm hứng cho hàng nghìn mẹ về cách nuôi con khoa học, trong đó có việc luyện ngủ cho con.

Chia sẻ về hành trình nuôi con khôn lớn của mình, anh Hiếu cho biết động lực để

Ken được bố luyện theo nếp sinh hoạt easy ngay từ khi ở trong bệnh viện nên việc ăn ngủ của bé đã vào nếp đúng như đồng hồ báo thức. Cách 3 giờ Ken ăn 1 lần, sau khi ăn sẽ được vỗ ợ hơi, tự chơi và đi ngủ. Đến khoảng tuần khủng hoảng thứ 5, Ken hơi quấy nên anh Hiếu đã đợi đến 6 tuần tuổi thì chính thức áp dụng thêm nút chờ để luyện con tự ngủ.

Quy trình luyện con tự ngủ

Anh Hiếu áp dụng phương pháp luyện ngủ 4s, 5s với quy trình như sau:

1. Đọc vị các tín hiệu buồn ngủ của con rồi quấn bé lại

Ken được quấn ngay từ khi lọt lòng nên con đã quen với công cụ này. Việc quấn bé giúp loại bỏ những thứ gây kích động cho trẻ từ môi trường, giúp bé ít giật mình, vặn mình nên ngủ sẽ ngon giấc và ngủ lâu hơn.

"Việc ghi chép ra các tín hiệu buồn ngủ, thời gian đi ngủ của bé trong những ngày đầu là cần thiết", ông bố khéo chăm con nhấn mạnh.

Các bước thực hiện luyện con tự ngủ của bố Ken.

2. Đưa con vào môi trường ngủ thân thiện, bế vác đung đưa theo nhịp điệu

Sau khi quấn bé lại, bố Ken sẽ kéo rèm, tắt điện, bật điều hòa hoặc bật quạt để đảm bảo môi trường ngủ thoải mái nhất cho con.

3. Bế vác thư giãn

Sau khi tạo môi trường ngủ thân thiện giúp con nhận ra đã đến giờ đi ngủ, bố Ken thực hiện việc bế vác bé lên vai và vỗ vỗ nhẹ lưng bé, cùng với đó là động tác đung đưa người, kết hợp với tiếng "shu shu" hoặc sử dụng tiếng ồn trắng. Việc này giúp bé thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Thời gian đầu nên bế vác cho bé thư giãn từ 10 - 20 phút, sau đó thì giảm dần tùy thuộc vào tín hiệu ngủ của con.

4. Đặt bé vào cũi khi còn thức

Khi bé đã có các tín hiệu buồn ngủ như người thả lỏng nhưng vẫn còn thức, đặt bé vào cũi để bé tự chìm vào giấc ngủ. Mỗi khi bé chuyển giấc cũng áp dụng tương tự, không đặt bé xuống cũi khi đã ngủ trên tay.

Bước này quan trọng nhất là nút chờ. Nút chờ là quãng thời gian ngắn bố mẹ quan sát và tìm hiểu tiếng khóc của con, để con tự xoay xở để tự chìm vào giấc ngủ. Dưới 4 tuần tuổi chỉ nút chờ chỉ nên giới hạn là 3 phút, lớn hơn, thời gian của nút chờ tăng lên theo từng độ tuổi. Nút chờ giúp con hiểu à đang là giờ ngủ và học cách tự ngủ.

Có một bí quyết nhỏ ông bố trẻ lưu ý là câu "thần chú": "Con yêu, ngủ ngon con nha". Bố mẹ có thể thì thầm vào tai bé 1 câu quen thuộc, lặp đi lặp lại trong quá trình đưa bé vào giấc ngủ.

5. Sử dụng công cụ hỗ trợ như ti giả, tiếng ồn trắng

Ken tự xoay xở và chìm vào giấc ngủ khi mới 4 tháng tuổi

Chỉ sau 4 ngày thực hiện quy trình như trên, Ken đã có thể tự ngủ lúc mới 6 tuần tuổi. Tiếp đó, vào lúc 12 tuần tuổi, anh Hiếu thực hiện bước tiếp theo là cai ti đêm cho con để con có thể ngủ xuyên đêm. Trước đó, Ken vẫn ăn 2 cữ mỗi đêm, ông bố trẻ giảm dần 1 cữ đêm bằng cách trì hoãn thời gian bú cữ gần sáng để nhập cữ đó vào cữ ăn đầu tiên của sáng hôm sau. Chẳng hạn con bú cữ sáng lúc 4h thì sẽ trì hoãn đến 4h30 mới cho ăn, rồi trì hoãn tiếp đến 5h, 5h30... sau vài ngày là con bỏ được cữ đó và sẽ thức dậy mới ăn.

Cắt được 1 cữ đêm thành công, anh Hiếu thực hiện cắt nốt cữ đêm còn lại bằng cách mỗi ngày giảm 30ml lượng sữa con bú cữ đó, giảm đến khi còn 30ml, sau vài ngày thì cắt hẳn.

Khi Ken đã tự ngủ êm ru và nề nếp, bé được cắt dần các công cụ hỗ trợ như ti giả, tiếng ồn trắng, quấn. Đến 5 tháng tuổi, bé chỉ sử dụng túi ngủ để ngủ trong nhiệt độ phòng lạnh, có thể tự ngủ trong vòng 5 phút, không còn sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào. Kể từ đó, ngay cả khi đang trải qua tuần khủng hoảng, Ken vẫn có thể tự ngủ chỉ trong vòng 5 phút.

Một số yếu tố khiến việc luyện ngủ cho con thất bại

Từ kinh nghiệm luyện con ngủ của mình, anh Hiếu chỉ ra những sai lầm phổ biến khiến các bố mẹ luyện con ngủ thất bại đó là:

- Luyện con tự ngủ quá muộn: Theo anh Hiếu, việc rèn bé tự ngủ càng sớm càng tốt, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

- Lịch sinh hoạt không phù hợp: Trừ các em bé sinh non nhu cầu ngủ nhiều, còn lại sinh thường, đủ cân thì nên áp dụng nếp sinh hoạt easy luon sau khi sinh sẽ là tiền đề quyết định việc luyện ngủ thành công.

- Thiếu công cụ hỗ trợ: Con cần được chuyển giao từ môi trường ấm, chặt trong bụng mẹ ra ngoài một cách từ từ, vì thế cần thêm công cụ trấn an con, đặc biệt quấn chũn.

- Đọc vị tín hiệu sai, trình tự đi ngủ không đúng hoặc không nhất quán.

- Môi trường ngủ không đảm bảo: Nhiệt độ quá nóng. Rất nhiều bố mẹ sợ con lạnh nhưng không sợ con nóng, bản chất trẻ sơ sinh nóng hơn người lớn nhiều, môi trường ngủ nên để nhiệt độ thấp khoảng 20-24 độ tùy cơ địa mỗi bé (bác sĩ Trí Đoàn cũng chia sẻ trong sách "Để con được ốm như vậy"). Và Ken cũng thường ngủ với nhiệt độ phòng 22-24 độ.

- Không vỗ ợ hơi cho con sau khi bú: Trong khi con bú, hơi vào rất nhiều, cần hỗ trợ giải thoát hơi trong bụng để khi con ngủ không bị hơi làm con khó chịu

- Không áp dụng nút chờ: Các mẹ rất sợ nghe con khóc, mẹ cảm thấy mình thật tệ/ác khi sử dụng nút chờ với con, hoặc nhiều gia đình ở chung với ông bà, vì nhiều lý do cũng không thể áp dụng nút chờ. Cứ con động tí là mẹ hỗ trợ sẽ thành thói quen khiến việc luyện ngủ thất bại.

Cuối cùng, anh Hiếu nhắn nhủ tới các mẹ đang nuôi con nhỏ rằng: "Bất cứ em bé nào sinh ra cũng có khả năng tự ngủ, bố mẹ hãy tìm hiểu và khích lệ kĩ năng này ở con. Đó cũng chính là món quà tuyệt vời đầu tiên mà bố mẹ có thể dành tặng con mình".

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/con-tu-ngu-em-ru-chi-sau-5-phut-dat-xuong-cui-ong-bo-tre-ha-noi-tiet-lo-chi-mat-4-ngay-luyen-be-ngu-ngoan-20200411140815878.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Suy giảm nội tiết tố nam testosterone là nguyên nhân dẫn tới suy giảm sinh lực và S*nh l*, khiến nam giới mất dần phong độ cả hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong.
  • Thưa bác sĩ, dạo gần đây em bị khát nước rất nhiều, ngày em uống không dưới 3 lít nước.
  • Trong hai tháng, chị tăng 30kg. Sau nhiều lần đi khám không rõ bệnh, bệnh nhân đến BV ĐH Y Hà Nội và được xác định mắc u tụy nội tiết hiếm gặp.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.