Dinh dưỡng hôm nay

Công dụng và cách chế biến món ăn, bài Thuốc chữa bệnh từ Phổi Lợn

Giống như các phủ tạng thông dụng khác, phổi động vật, đặc biệt là phổi của lợn và dê, đã được y học cổ truyền nghiên cứu và sử dụng để chữa bệnh cho con người từ rất lâu đời.

Hình ảnh phổi Lợn

Khi bàn về công dụng của phổi lợn, sách Tùy tức cư ẩm thực phổ đã viết: “Trư phế trị phế nuy khái huyết, thượng tiêu chư chứng” (phổi lợn trị được chứng suy nhược do phế âm hư suy mà ho ra máu và các chứng bệnh ở thượng tiêu có liên quan đến hai tạng tâm và phế). Sách Bản thảo cương mục cũng đã nói về phổi dê: “Dương phế bình bổ, cam ôn vô độc, năng bổ phế, chỉ khái thấu, bổ bất túc, khứ phong, tính trị tiểu tiện tần số” (phổi dê tính ấm vị ngọt, không độc, có khả năng bổ phế, cầm ho, bổ dưỡng, trừ phong và trị chứng đi tiểu nhiều lần).

Như vậy, có thể thấy, cách dùng phổi động vật để trị bệnh cho con người của y học cổ truyền cũng tuân thủ theo nguyên tắc “dĩ tạng bổ tạng” hay ‘dĩ tạng trị tạng” (lấy tạng để bổ hoặc trị tạng), trong đó chủ yếu để phòng chống các chứng bệnh thuộc hệ hô hấp như viêm phế quản, khí phế thũng, lao phổi, hen suyễn, ho ra máu, ho do cảm phong hàn... Dưới đây, xin được dẫn ra một số ví dụ điển hình để bạn đọc tiện tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Công thức chế biến Món ăn - bài Thuốc: theo ThS. Hoàng Khánh Toàn

Bài 1: Phổi lợn 1 cái, xuyên bối mẫu 10g, hạt tiêu 0,3g, trứng gà 2 quả. Phổi lợn rửa sạch; bối mẫu và hạt tiêu tán bột, trộn đều với lòng trắng của hai quả trứng gà rồi nhét vào trong ống khí quản của phổi lợn, sau đó buộc kín miệng và đem nấu chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: bổ phế, trừ đàm, chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản thể hen mạn tính. Cũng có thể dùng phổi lợn 250g thái miếng nấu với ma hoàng 10g, khi chín chế thêm hành, gừng tươi và hạt tiêu, chia ăn vài lần trong ngày.

Bài 2: Phổi lợn 1 cái, tim lợn 1 quả, sa sâm 15g, ngọc trúc 15g, gia vị vừa đủ. Sa sâm và ngọc trúc thái vụn, cho vào túi vải, buộc kín miệng rồi cho vào nồi hầm cùng tim và phổi lợn đã rửa sạch thái miếng cùng với 2.000ml nước. Lúc đầu đun to lửa cho sôi rồi tiếp tục hầm kỹ bằng lửa nhỏ chừng 1,5 giờ, khi được chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: dưỡng âm bổ phế, nhuận táo chỉ khái, dùng thích hợp cho các bệnh lý đường hô hấp thuộc thể âm hư có các biểu hiện như người gầy, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, gò má đỏ, miệng khô họng khát, khó khạc đờm, đờm đặc và dính, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, hay vã mồ hôi về đêm (đạo hãn), chất lưỡi đỏ, ít hoặc không có rêu, mạch tế sác.

Bài 3: Phổi lợn 200g rửa sạch thái miếng, tỏi tươi lượng vừa đủ thái phiến, dầu ăn 30g. Đổ dầu vào chảo đun nóng già rồi cho phổi lợn và tỏi vào xào chín, chế thêm một chút rượu vang và gia vị rồi ăn nóng. Hoặc có thể dùng phổi lợn 1 cái thái miếng trộn đều với 15g bột xuyên bối mẫu và 60g đường trắng, đem hấp cách thủy rồi chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ phế, trừ đàm, giải độc, chuyên dùng điều trị hỗ trợ cho người bị lao phổi.

Bài 4: Phổi lợn 1 cái, mộc nhĩ đen 30g, lạc còn vỏ lụa 100g, gia vị vừa đủ. Phổi lợn rửa sạch thái miếng, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi thái chỉ. Trước tiên, cho phổi lợn và lạc vào nồi, dùng lửa to đun sôi nhanh, với hết váng mỡ rồi hầm kỹ bằng lửa nhỏ. Khi chín, cho mộc nhĩ và gia vị vào rồi chia ăn vài lần trong ngày. Nếu có, cho thêm 30g vỏ lụa hạt lạc thì càng tốt. Hoặc dùng phổi lợn 200g rửa sạch thái miếng, nấu với bạch cập 15g và bột ý dĩ 15g.

Công dụng: bổ phế, chỉ khái, cầm máu, dùng rất tốt cho những người bị ho ra máu.

Bài 5: Phổi lợn 300g, rửa sạch thái miếng, củ cải 200g, thái khúc, gừng tươi 4 lát, hành 1 củ, tỏi tươi 1 củ, gia vị vừa đủ. Đổ mỡ hoặc dầu thực vật vào nồi đun nóng già rồi cho hành, tỏi, gừng vào phi thơm. Tiếp đó cho phổi lợn vào xào qua, chế thêm 1.000ml nước rồi hầm kỹ bằng lửa nhỏ. Khi chín, chế thêm gia vị và một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày. Hoặc dùng phổi lợn 250g, đậu xanh 200g, bạch quả 10g, tất cả đem nấu chín, chế thêm gia vị rồi chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, bồi bổ phế âm, dùng cho những trường hợp bị áp-xe phổi, viêm phổi và màng phổi có mủ với ý nghĩa hỗ trợ điều trị.

Bài 6: Phổi lợn 500g rửa sạch thái miếng, gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g. Tất cả đem nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Hoặc dùng phổi lợn 250g nấu với cát cánh 6g, tử uyển 6g, ăn trong ngày. Hoặc dùng phổi lợn 250g, hạnh nhân 10g, củ cải 200g; phổi lợn rửa sạch thái miếng, củ cải cắt khúc, hạnh nhân giã nhỏ, tất cả đem hầm thật nhừ rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Cả 3 bài này đều

Công dụng: chỉ khái, hóa đàm, giải độc, chuyên dùng trị các chứng ho dai dẳng do phế khí hư.

Bài 7: Phổi dê 500g, thịt dê 150g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Phổi dê rửa sạch thái miếng, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ và thịt dê thái vụn vào nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: bổ phế khí, ôn thận dương, điều hòa tiểu tiện, dùng thích hợp cho những người bị ho do phế hư, đái đường, tiểu tiện khó khăn hoặc đi tiểu nhiều lần.

Những món ăn – bài Thuốc chế từ phổi lợn và dê cùng một vài vị Thuốc trên đây nhìn chung đều khá đơn giản, dễ kiếm và dễ sử dụng. Các vị Thuốc có thể mua ở những cơ sở đông dược. Một điều cần lưu ý là khi bị cảm cúm phát sốt thì không nên sử dụng các bài Thuốc nêu trên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cong-dung-va-cach-che-bien-mon-an-bai-thuoc-chua-benh-tu-phoi-lon)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY