Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Cười sảng trước review chân thực của bà bầu dọn dẹp V*ng k*n lúc đẻ

Đọc xong màn review này có lẽ chị em phải suy nghĩ lại về chuyện vệ sinh khi ''lâm bồn''.

Có lẽ đây là chủ đề được nhiều chị em khá quan tâm, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ. Có một sự thật là nhiều bà mẹ chia sẻ khi lên bàn đẻ cảm giác duy nhất của họ là đau đớn, mong ngóng gặp con chứ chẳng buồn quan tâm đẹp hay xấu. Thế nhưng cũng không ít chị em khẳng định ''dù có đi đẻ cũng phải đẹp'' nên khá phân vân không biết có nên ''dọn sạch V*ng k*n'' trước khi đi sinh hay không.

Mới đây, một topic được lập ra để các bà bầu cùng tham khảo chủ đề này. Ngay lập tức, một mẹ đã từng trải chia sẻ luôn review ''thật như đếm'' của mình khiến mọi người cười sảng. Bà mẹ này cho biết lúc sắp sinh, y tá đã làm hộ việc này, thế nhưng hậu quả phải đến khi đẻ xong mới ''ngấm''.

Review gây cười sảng của mẹ bỉm.

Theo kinh nghiệm của bà mẹ trẻ, để an toàn nhất thì các mẹ nên tự mình làm tại nhà cho chủ động và an toàn hơn. Như vậy khi lên bàn đẻ đỡ mất thời gian và cũng không gây đau đớn về sau này. Hiện tại, nhiều người cho biết do tỉ lệ nhiễm khuẩn hậu sản khi dọn dẹp V*ng k*n cũng có khả năng tăng nên nhiều bệnh viện sẽ giữ nguyên cho sản phụ chứ không vệ sinh hộ như trước nữa.

Một số bình luận của mọi người.

Có nên ''dọn dẹp'' V*ng k*n trước khi đi sinh?

Vệ sinh cơ thể trước khi sinh đẻ đúng cách giúp mẹ có được quá trình vượt cạn thoải mái, nhẹ nhàng hơn để chờ đón khoảnh khắc bé yêu chào đời. Nếu không vệ sinh đúng cách, không chỉ mẹ cảm thấy không thoải mái mà sức khỏe của bé cũng có thể bị ảnh hưởng theo vì vi khuẩn dễ bị xâm nhập hơn.

Trước khi sinh con, mẹ nên tỉa sơ bằng kéo trong trường hợp V*ng k*n của mình quá rậm rạp. Các chuyên gia cho rằng các mẹ nên tự cạo hoặc waxing trước thời điểm sinh 7 ngày – bất kể là đẻ thường hay đẻ mổ. Điều này cơ bản là để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da, thứ có thể thu hút vi khuẩn.

''dọn dẹp lông v*ng k*n'' từng là một chủ đề gây tranh cãi. một số nghiên cứu về sản phụ trong quá trình sinh nở cho thấy những vết xước hoặc sưng đỏ do cạo lông mu v*ng k*n có thể sẽ là nơi sinh sôi nảy nở của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. ở một số bệnh viện, sản phụ được cạo lông v*ng k*n có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn những người không phải thực hiện công đoạn này.

Ảnh minh hoạ

Hiện nay, cạo lông V*ng k*n là một trong các bước vệ sinh trước khi lâm bồn bắt buộc ở nhiều bệnh viện. Tuy vậy, vấn đề này đối với không ít các mẹ bầu lại khiến cảm giác không thoải mái, nhiều người hoàn toàn không thích việc cạo lông này một chút nào. Một phần là vì những bất lợi sau khi nhổ bỏ phần lông mu mà mẹ gặp phải như: gây kích ứng da V*ng k*n, lông mọc nhiều và cứng hơn, tạo điều kiện dễ gây viêm nhiễm.

Nhiều bệnh viện trên thế giới, đặc biệt là Mỹ đã bắt đầu công nhận quan điểm không cần thiết cạo lông V*ng k*n khi đỡ đẻ hoặc mổ sinh. Nhiều bác sĩ cho rằng họ hoàn toàn có thể giúp sản phụ hoàn thành công cuộc sinh nở mà không cần trải qua bước này. Tại một số bệnh viện, nếu mẹ bầu không muốn cạo lông V*ng k*n thì sẽ được đề xuất chỉ cạo một nửa phần có liên quan đến rạch tầng sinh môn.

Do đó, nếu mẹ bầu cảm thấy không muốn thực hiện việc cạo lông V*ng k*n thì hãy trao đổi với bác sĩ ngay trước khi việc sinh đẻ bắt đầu. Mẹ có thể sẽ được đáp ứng nguyện vọng này hoặc đơn giản là bác sĩ có thể tư vấn để cạo phần cần thiết mà thôi.

Dẫu sao mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ sản khoa trong lúc thăm khám thai định kỳ về việc cắt tỉa lông V*ng k*n. Các mẹ cần phải cân nhắc những mặt lợi và hại của việc này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho bước vệ sinh trước khi sinh đẻ này.

https://afamily.vn/cuoi-sang-truoc-review-chan-thuc-cua-ba-bau-don-dep-vung-kin-luc-de-20220228113319148.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cuoi-sang-truoc-review-chan-thuc-cua-ba-bau-don-dep-vung-kin-luc-de-20220228113319148.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thu*c kháng sinh được chỉ định dùng điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn, tuy nhiên Thu*c kháng sinh cũng có tác dụng phụ làm tổn thương hệ thống tiêu hóa.
  • Bé N. được mẹ đưa đến trung tâm y tế trong tình trạng bị nhiễm khuẩn da toàn thân. Nguyên nhân là do bố mẹ của N.
  • Khi sử dụng kháng sinh không có sự kiểm soát, chỉ định của bác sĩ điều trị thì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, chán ăn...
  • Ngoài tác dụng chính để điều trị bệnh, Thu*c còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn rất đa dạng.
  • Thời tiết nóng nực, mấy ông trong xóm rủ nhau ra quán nước dưới gốc cây đa đầu làng ngồi cho mát. Khi đi, ông Long không quên cho lọ Thuốc nhỏ mũi vào túi áo.
  • Vừa qua trên các phương tiện truyền thông có thông tin vừa tìm thêm ra Thu*c kháng sinh mới. Bệnh nhân bị đau tay, bị thương hay bị nhiễm khuẩn, bất cứ nặng hay nhẹ cũng được cho uống Thu*c kháng sinh.
  • Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn mà trước đây người ta xếp vào họ virút vì một số đặc điểm sinh học của chúng: có kích thước rất nhỏ bé, không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo thông thường như các vi khuẩn khác, mà chỉ nuôi cấy trên môi trường nuôi giống như virút.
  • Không thể phủ nhận rằng nội tạng động vật rất giàu chất dinh dưỡng và mê hoặc người yêu ẩm thực, nhưng đồng thời chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
  • Mới đây, tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận 2 trường hợp Tu vong vì nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ Tu vong rất cao. Mặc dù được nhiều chuyên gia y tế cảnh báo, nhưng thói quen của nhiều người vẫn chưa thể từ bỏ được tiết canh. Một vài minh
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY