Lão khoa hôm nay

Lão khoa giữ vai trò chuyên sâu trong việc khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý người cao tuổi, dựa trên những đặc điểm bệnh lý riêng biệt của sinh lý học lão khoa. Bên cạnh đó lão khoa cũng thực hiện nghiên cứu về khía cạnh sinh lý, tâm lý và tác động xã hội đối với người cao tuổi. Các bệnh lão khoa thường gặp như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, tiểu tiện không kiểm soát, sa sút trí tuệ, Parkinson, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày do dùng thuốc,...

Đại tá, GS.TS. Nguyễn Thiện Thành: Vị bác sĩ của phác đồ điều trị sốt rét “Filatov” và lão khoa

Ở thời điểm khó khăn nhất của thời kỳ kháng chiến, GS. Nguyễn Thiện Thành đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp Filatov nổi tiếng để điều trị và nâng cao sức khỏe cho thương bệnh binh, cho nhân dân. Khi đất nước đã giải phóng, ông là người đầu tiên đặt nền tảng cho chuyên ngành lão khoa phía Nam.

Nhìn lại cả cuộc đời phục vụ quân đội và nhân dân, GS. Nguyễn Thiện Thành đã có nhiều cống hiến to lớn trong các lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ của nền y học Việt Nam.


“Giáo sư Nguyễn Thiện Thành- Người chiến sĩ, người thầy Thu*c anh hùng” - Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thầy Thu*c Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Đại tá Nguyễn Thiện Thành (30/09/1919 – 30/09/2019) – Giám đốc đầu tiên của BV. Thống Nhất

Sáng tạo vì bệnh nhân trong bom rơi lửa đạn

Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã có mặt trong những giai đoạn khốc liệt nhất của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Ông là một trong những cán bộ chủ chốt được chọn vào lực lượng chi viện cho chiến trường miền Nam trên chuyến Tàu không số, theo con đường huyền thoại “Hồ Chí Minh trên biển”.

Trong hai cuộc kháng chiến kiên cường của dân tộc, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành vừa là một thầy Thu*c cứu chữa thương bệnh binh, vừa là một chiến sĩ sẵn sàng cầm súng đương đầu với bom rơi, lửa đạn. Là một bác sĩ, ông luôn tận tụy làm việc, đau đáu với từng ca bệnh và trăn trở để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.


Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành luôn trăn trở vì sức khỏe của những người lính và cả người dân trong cuộc chiến khắc nghiệt.

Tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, đau đớn trước hàng ngàn tân binh bị sốt rét hoành hành, nhiều người đã ngã xuống khi chưa kịp ra mặt trận. Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị sốt rét hiệu quả, giúp bộ đội tái tạo sức khỏe, trở lại chiến trường. Đó chính là sáng chế Filatov, với tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường khả năng đề kháng, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, vượt qua bệnh tật.

Từ những tiếp cận một cách tình cờ khi ông đọc được những kết quả từ phương pháp Filatov trong tạp chí y học Presse Médicale của Pháp năm 1949 phương pháp Filatov. Tác giả của bài nghiên cứu này cho rằng thuyết "đấu tranh với nghịch cảnh" của bác sĩ Liên Xô (cũ) Filatov chỉ là một giả thuyết.


Phương pháp Filatov từng bước được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế chữa bệnh cho người lính và người dân trong điều kiện chiến trường

Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành nhận thức được triển vọng áp dụng phương pháp Filatov trong điều kiện chiến trường. Phương pháp cấy nhau theo học thuyết Filatov ra đời, có hiệu quả cao, dễ làm. Phương pháp Filatov từng bước được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế chữa bệnh cho người dân. Ngày 27/11/1951, phương pháp này bắt đầu được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam đem lại kết quả khả quan.


Vợ chồng GS. Nguyễn Thiện Thành

Khi chiến trường ngớt tiếng súng, ông là một người thầy giáo lấy hầm hào làm bục giảng, lấy kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức của mình đào tạo hàng ngàn y bác sĩ phục vụ hiệu quả những trận càn quét của kẻ thù. Dấu ấn của ông in đậm trong từng trang sử vẻ vang của Viện Quân y K71 và của toàn ngành quân y nước nhà.

Khi đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, với bản lĩnh và nghị lực của người lính đã được tôi luyện qua nhiều chiến trường ác liệt, cùng với nền tảng kiến thức được đào tạo bài bản, chuyên sâu, trên cương vị Viện trưởng, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã dốc hết nghị lực và tâm huyết để xây dựng Bệnh viện Thống Nhất ngày càng phát triển. Ông không những là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển chuyên ngành Lão khoa.

Cả cuộc đời là luận án vì sức khỏe người dân

Đi qua tất thảy những gian khổ của chiến tranh, ông vẫn không có một ngày nghỉ ngơi cho riêng mình, công việc bộn bề của những ngày đất nước mới giải phóng đã cuốn ông miệt mài, bền bỉ xây dựng và phát triển Bệnh viện Thống Nhất.

Giám đốc Nguyễn Thiện Thành cùng tập thể Đảng ủy triển khai nhiều chủ trương giải pháp đưa Bệnh viện Thống Nhất nhanh chóng trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực và cả nước, hoàn hành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao là khám chữa bệnh cho cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên địa bàn.

Khi công việc quản lý đi vào ổn định, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành dành nhiều thời gian cho công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lâm sàng cho các bác sĩ, điều dưỡng thế hệ sau.


Gia đình GS. Nguyễn Thiện Thành trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông

Với kiến thức được đào tạo bài bản về chuyên ngành Lão khoa ở Liên Xô cùng với kinh nghiệm từng trải và tầm nhìn của một người làm công tác quản lý có khả năng bao quát lớn, có tư duy chiều sâu và là người luôn trăn trở với sức khỏe của đồng chí đồng bào mình, ông nhận thấy việc đào tạo bác sĩ có trình độ chuyên sâu về Lão khoa là rất cần thiết cho ngành y tế.

Ông đã dành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu, biên soạn tài liệu, xây dựng đội ngũ con người để khai mở ra Bộ môn Lão khoa đầu tiên do chính ông làm Chủ nhiệm và trực tiếp đứng lớp giảng dạy.

Việc nghiên cứu thành công tảo Spirulina và Kaglutam cũng là tình cảm và tâm huyết của ông trong việc nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi. Việc bào chế ra hai loại dược phẩm này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á sản xuất ra tảo dạng viên. Những đóng góp lớn lao của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành mãi mãi còn đó, là nền móng cho các bác sĩ trẻ kế thừa và phát triển.

Nhiều thế hệ học trò của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã nhận xét rằng, cả cuộc đời ông yêu và nặng nợ với ngành y. Ngoài thời gian cho công tác quản lý bệnh viện, còn lại ông dành cho việc nghiên cứu, học tập kiến thức y khoa.


Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với sự quan tâm, giúp đỡ của đồng đội, đồng chí đối với cha ông, GS. Nguyễn Thiện Thành

Trong công việc, ông nghiêm khắc với cấp dưới và nghiêm khắc với chính mình bởi ông hiểu rõ, bất cứ một sai sót nào của bác sĩ dù là nhỏ cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh của con người. Ông hiểu rõ, xuyên suốt cuộc đời mình, ông chỉ có một luận án duy nhất, đó là sức khỏe của nhân dân và ông đã tận hiến không mệt mỏi để hoàn thành xuất sắc luận án đó.

Chia sẻ về người cha ít nói của mình, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, cho biết, cha ông luôn tự quyết định phải làm gì ở những thời điểm ông cần phải lựa chọn, dù cuộc đời có khó khăn tới đâu, ông cũng không bao giờ bế tắc.

Đó là năm 1939, GS. Nguyễn Thiện Thành đã lựa chọn học ngành y thay vì nhận học bổng sang Pháp học 3 ngành gồm võ bị, chính trị và thương mại cao cấp. Đối với ông, vào thời điểm đó cả 3 ngành này đều không thể phụng sự đất nước, nhân dân.

Trong những cống hiến mang đậm dấu ấn cho cách mạng nói chung và cho ngành y tế nói riêng của cha mình, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, có sự chia sẻ, thấu hiểu của người vợ, bà Dương Thị Minh.

5 năm sau ngày ông ra đi về cõi vĩnh hằng, các học trò của ông vẫn luôn trân nhớ về ông và những di sản ông đã để lại: nghiên cứu thành công về hai loại Thu*c mới chữa một số bệnh về hệ tim mạch và gan; nghiên cứu cho ra đời phương pháp Filatov.

Nhớ về ông, PGS.TS.BS Lê Đình Thành - Giám đốc BV Thống Nhất, nhấn mạnh, để chúng ta sống xứng đáng với màu áo trắng thanh cao và tinh khôi của người thầy Thu*c, luôn giữ cho mình một trái tim hồng và đôi tay ấm.

Ngày 5/10/2019, BV Thống Nhất đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng lao động, Thầy Thu*c nhân dân, Đại tá Nguyễn Thiện Thành (30/09/1919 - 30/09/2019) - Giám đốc đầu tiên của BV Thống Nhất. Đây là buổi lễ để tưởng nhớ về một người thầy Thu*c đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho ngành y, người đã lấy chuẩn mực y đức làm giáo án truyền dạy cho biết bao thế hệ học trò.

Buổi lễ kỷ niệm có sự tham dự của bà Dương Thị Minh - phu nhân của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành; Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân - con trai của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành; lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Thành ủy, UBND TP.HCM, Đại sứ quán Trung Quốc, Lào, Campuchia tại TP.HCM các thế hệ lãnh đạo của Bệnh viện Thống Nhất, lãnh đạo các đơn vị ông đã từng công tác, các thế hệ học trò, đồng nghiệp - những người đã từng được làm việc và chiến đấu cùng với ông…

Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các tổ chức y khoa quốc tế trân trọng ghi nhận những công lao đóng góp to lớn của ông cho sự phát triển của ngành y học nước nhà. Năm 1980, Ông được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư, là đợt phong học hàm đầu tiên của Nhà nước. Năm 1985, Giáo sư được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 1989, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành tiếp tục được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy Thu*c Nhân dân.

An Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/dai-ta-gs-ts-nguyen-thien-thanh-vi-bac-si-cua-phac-do-dieu-tri-sot-ret-filatov-va-lao-khoa-n164229.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY