Tiêu hóa hôm nay

Đau bụng do nhiều bệnh lý

Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
Tuy nhiên, cơn đau thường không đặc hiệu và có thể xảy ra do nhiều bệnh lý.

Vì thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh được báo hiệu bằng đau bụng không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ.

Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra đau bụng, thầy Thu*c thường dựa vào: đặc điểm của cơn đau, thăm khám, xét nghiệm, và trong tình huống khó có thể nội soi ổ bụng hoặc mổ bụng thám sát
Suýt mổ vì nghĩ viêm ruột thừa

Bà Lê Thị Ân (51 tuổi, Hóc Môn, TPHCM) nhập viện vì đau bụng vùng trên rốn, sau đó khu trú ở 1/4 dưới bụng bên phải. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng cao, siêu âm và CT-scan bụng có hình ảnh viêm ruột thừa.

Tuy nhiên trong quá trình theo dõi, các bác sĩ trực ngoại khoa của BV Trưng Vương chẩn đoán bệnh nhân bị viêm manh tràng.

Kết quả nội soi cũng cho thấy người bệnh bị viêm vùng manh tràng quanh lỗ ruột thừa, và kết quả sinh thiết là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu. Bệnh nhân không phải mổ, sau khi điều trị khoảng hai tuần thì bệnh ổn định và được xuất viện.

Theo ThS.BS Đoàn Văn Trân - khoa ngoại tổng hợp BV Trưng Vương, đau bụng là cảm giác đau xảy ra ở bất cứ vị trí nào của vùng bụng (giữa ngực ở trên và vùng bẹn ở dưới) tùy thuộc vào cơ quan nào bị tổn thương.

Khái niệm đau bụng nói chung thường được sử dụng để mô tả cơn đau có nguồn gốc từ các cơ quan nằm bên trong ổ bụng như dạ dày, ruột non, ruột già, gan, túi mật, lá lách và tuyến tụy.

Có ba cơ chế chính gây ra đau bụng:

(1) Màng bụng bị tổn thương hoặc bị kích thích do hiện tượng viêm của một cơ quan trong ổ bụng như viêm ruột thừa, viêm túi thừa...

(2) Do kéo giãn, căng trướng hoặc co thắt của một tạng như tắc ruột, tắc mật, căng bao gan trong viêm gan...

(3) Do mất nguồn cung cấp máu cho một cơ quan (thiếu máu vì bị tắc mạch do huyết khối hoặc do xoắn một cơ quan nào đó).

Tuy nhiên, đau bụng cũng có thể xảy ra vì những lý do không rõ ràng, thường là do yếu tố thần kinh (không theo ba cơ chế trên), như đau bụng gặp trong bệnh hội chứng ruột kích thích. Kiểu đau trong bệnh này thường được gọi là đau chức năng vì không có nguyên nhân nào gây ra đau được tìm thấy.

Khai thác chính xác đặc điểm của cơn đau sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng.

Bao gồm kiểu khởi phát: từ từ hay đột ngột; thời gian đau: cơn đau xảy ra cách bao lâu; vị trí cơn đau: trên hay dưới rốn, bên trái hay bên phải; cường độ cơn đau: từ 1-10 điểm (nhẹ nhất cho đến nặng nhất); tính chất cơn đau: đau âm ỉ, quặn từng cơn hay từng cơn trên nền đau âm ỉ; hướng lan: cơn đau lan đến vị trí nào khác của cơ thể; yếu tố làm cơn đau tăng lên hoặc thuyên giảm: cử động, nằm im, ăn uống...; triệu chứng kèm theo: sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, bón, tiểu gắt, tiểu máu...

Tại sao đau bụng khó chẩn đoán?

Ngày nay có nhiều phương tiện chẩn đoán hiện đại có thể giúp xác định nguyên nhân gây đau bụng nhanh và chính xác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra đau bụng. Theo BS Trân, các khó khăn đó là:

- Triệu chứng bệnh không điển hình: trong ổ bụng có rất nhiều cơ quan, những cơ quan này có thể nằm gần nhau cho nên biểu hiện đau gần giống nhau vì thế việc chẩn đoán chính xác đòi hỏi phải có kỹ năng thăm khám của người thầy Thu*c, kết hợp với việc am hiểu và sử dụng đúng các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng.

Một số trường hợp khó, phải phẫu thuật hoặc nội soi vào ổ bụng mới chẩn đoán chính xác được. Ví dụ viêm ruột thừa là bệnh lý thường gặp, biểu hiện đau thường gặp nhất ở 1/4 bụng dưới bên phải.

Tuy nhiên, có thể gặp ở vùng bụng 1/4 trên bên phải do ruột thừa nằm dưới gan, đau ở hông lưng phải do ruột thừa sau manh tràng, đau ở bụng dưới do ruột thừa nằm ở tiểu khung, đau ở giữa bụng do ruột thừa dài có đầu ruột thừa thay đổi vị trí bất thường và thậm chí biểu hiện đau bụng bên trái do xảy ra ở bệnh nhân đảo ngược phủ tạng...

Mặt khác, biểu hiện đau ở bụng 1/4 dưới phải nhưng có thể không do viêm ruột thừa mà do viêm manh tràng, viêm hồi tràng, viêm túi thừa vùng manh tràng, viêm túi thừa ruột non, viêm hạch mạc treo ruột, xoắn bờm mở trong ổ bụng, viêm nhiễm vùng vòi dẫn trứng...

Những bệnh nhân lớn tuổi và người dùng Thu*c corticoide có thể có ít hoặc không đau bụng khi bị viêm, ví dụ với viêm túi mật và viêm túi thừa (do người già có ít triệu chứng và dấu hiệu của viêm, và corticoide làm giảm viêm).

- Kết quả xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh không phải luôn cho kết quả bất thường.

- Bệnh có thể biểu hiện giống một bệnh khác: triệu chứng viêm ruột thừa điển hình có thể nhầm với viêm túi thừa manh tràng.

- Các đặc điểm của đau bụng có thể bị thay đổi: đau bụng do viêm tụy cấp khởi đầu thường khu trú ở vùng trên rốn, nhưng sau đó có thể lan khắp ổ bụng.

Cần sự hỗ trợ của người bệnh

Thầy Thu*c rất cần sự hỗ trợ của người bệnh để việc chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng được chính xác hơn. Người bệnh cần:

- Mô tả chi tiết và đầy đủ những biểu hiện mà mình cảm nhận được hiện tại.

- Báo cho thầy Thu*c những bất thường về sức khỏe trong quá khứ.

- Hợp tác đầy đủ và tuân thủ những yêu cầu của thầy Thu*c khi khám bệnh.

- Báo cho thầy Thu*c ngay những biểu hiện bất thường trong quá trình theo dõi bệnh.

- Khi có những thắc mắc, cần hỏi ý kiến của thầy Thu*c, không tự ý làm theo ý mình hoặc lời khuyên của người khác.

Việc điều trị đau bụng tùy thuộc vào nguyên nhân, nói chung có thể chia thành hai nhóm: đau bụng do nguyên nhân nội khoa, ví dụ viêm dạ dày, viêm manh tràng... thì chỉ cần dùng Thu*c.

Nếu đau bụng do nguyên nhân ngoại khoa, ví dụ viêm ruột thừa, tắc mật, tắc ruột... thì thường phải phẫu thuật.

Tuy nhiên có nhiều tình huống khó có thể phân biệt rõ ràng là nội khoa hay ngoại khoa. Trong tình huống này, người thầy Thu*c sẽ không cho Thu*c giảm đau mà dùng triệu chứng này để theo dõi cho đến khi tìm ra nguyên nhân.


Theo BS Nguyễn Thanh Hải - Tuổi trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-bung-do-nhieu-benh-ly-1601.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh lý đau bụng viêm ruột thừa

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Viêm ruột thừa là tình trạng viêm xảy ra tại ruột thừa, một túi nhỏ như ngón tay nhô ra từ phần đầu của ruột già. Dấu hiệu điển hình của viêm ruột thừa là cơn đau âm ỉ xung quanh rốn sau đó di chuyển về phía dưới, bên phải của vùng bụng. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị kịp thời, thường là bằng phẫu thuật.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY