Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đau dạ dày chữa mãi không khỏi là do đâu?

Đau dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đau dạ dày tái đi tái lại nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị suy nhược. Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng bệnh chữa mãi vẫn không khỏi?

1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh đau dạ dày "ghé thăm" thường xuyên đó chính là chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học và chưa hợp lý. trong đó, bạn nên bỏ ngay những thói quen xấu sau đây, nếu không muốn bị những cơn đau dạ dày hành hạ thường xuyên, khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày:

- Ăn quá nhanh, ăn nhiều:Khi bạn ăn quá nhiều hay quá nhanh sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày, chúng sẽ phải co bóp mạnh hơn để có thể tiêu hóa, từ đó gây nên những tổn thương, viêm, loét cho dạ dày.

- ăn đồ cay nóng, uống rượu bia:đồ ăn cay nóng và đồ uống có cồn như rượu bia sẽ khiến cho bệnh đau dạ dày tái phát thường xuyên bởi khi ăn những thực phẩm này sẽ gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày.

Ảnh minh họa.

-Tắm khi vừa ăn xong:Sau khi ăn máu cần phải chuyển đến cơ quan tiêu hóa rất nhiều để giúp tiêu hóa thực phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình tắm, các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở, máu lưu thông mạnh đến các chi . Vì vậy, tắm ngay sau khi ăn, lượng máu để chuyển đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng bị hạn chế, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ, gây nên đau dạ dày.

- làm việc quá sức:làm việc quá sức rất dễ dẫn đến cơ thể bị suy nhược và kéo theo sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng. từ đó, chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu, khiến bệnhđau dạ dàytái phát.

- căng thẳng tinh thần:tình trạng quá tải về thể chất cũng như tinh thần về lâu dài sẽ dẫn đến sự mệt mỏi, làm suy yếu hệ miễn dịch và làm giảm tác dụng bảo vệ dạ dày của niêm mạc dạ dày.

- hút thuốc lá thường xuyên:khói thuốc lá kích thích bài tiết pepsin trong dịch vị dạ dày. khi lượng pepsin tăng cao sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày trong đó có viêm loét dạ dày. thuốc lá còn làm tăng sản xuất các gốc tự do có trong dạ dày và hệ tiêu hóa. cơ chế bảo vệ niêm mạc suy giảm, thúc đẩy các yếu tố gây viêm loét dạ dày, tá tràng phát triển. dù bạn không hút thuốc lá nhưng việc hít phải khói thuốc lá cũng có thể gây nên các tình trạng trên.

2. Không tuân theo liệu trình điều trị

Trong những người bị đau dạ dày thì có đến 80% người bị do nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn hp. nếu tuân theo đúng liệu trình điều trị đúng chuẩn, thì đa số người bệnh sẽ cam thấy các triệu chứng đau dạ dày được thuyên giảm hoặc có vài trường hợp mất hẳn cảm giác đau mặc dù chưa sử dụng hết thuốc. khi ấy, có không ít người mang tinh thần chủ quan mà bỏ uống thuốc, quên không uống thuốc hay uống không hết đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ, khiến cho bệnh không được điều trị triệt để, dễ tái phát.

Vì dù người bệnh hết cảm cảm giác đau nhưng thực chất thì vi khuẩn HP vẫn còn tồn tại, khi bạn dừng uống thuốc, chúng sẽ nhanh chóng tạo ra các tổn thương và tiếp tục gây đau. Nghiêm trọng nhất là dẫn tới tình trạng Hp kháng kháng sinh khiến việc điều trị trở nên khó khăn rất nhiều.

3. Không điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh

Khi phải đối mặt với những cơn đau dạ dày, không ít người thường tự ý mua thuốc điều trị triệu chứng bệnh mà không đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán rõ ràng để tìm ra nguyên nhân thực sự gây bệnh. Không những vậy, nếu nguyên nhân thật sự gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Hp, thì việc tự ý dùng thuốc chỉ có thể xử lý được tạm thời các triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua nhưng nguyên nhân sâu xa nhất thì vẫn chưa được xử lý.

Vi khuẩn hp rất di động, chúng xâm nhập qua lớp chất nhầy và xâm lấn biểu mô dạ dày, đặc biệt là khoảng gian bào. trong đó, vi khuẩn sẽ sản sinh urease rất mạnh, có hoạt tính phân giải urê thành amoniac gây nên phản ứng kiềm làm tăng tạm thời ph tại chỗ đến khoảng 6,5 và giúp cho vi khuẩn sống sót được trong môi trường rất axit của dạ dày và gây độc trực tiếp đối với tế bào niêm mạc dạ dày. ngoài ra, hp còn làm giảm chất nhầy bảo vệ thành dạ dày, dẫn đến axit dịch vị tác động trực tiếp lên thành dạ dày, gâyviêm loét dạ dày. chỉ cần hp còn trong dạ dày, chúng vẫn sẽ tiếp tục làm bệnh tái phát liên tục trở lại.

Theo Xe & Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://xevathethao.vn/uncategorized/dau-da-day-chua-mai-khong-khoi-la-do-dau.html

Theo Xe & Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/dau-da-day-chua-mai-khong-khoi-la-do-dau/20221211023725317)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY