Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Đau dạ dày lâu năm đi khám phòng mạch nào?

Tôi đau dạ dày nhiều năm rồi. Lần này có dịp lên Sài Gòn học, Mangyte chỉ giúp tôi phòng khám uy tín với. Tôi cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh. Cảm ơn Mangyte nhiều nhé. (Nguyễn Thành Tín Trung, Hậu Giang)
Chào bạn Tín Trung,
AloBacsi xin giới thiệu đến bạn 2 trong số các phòng khám chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật, được bệnh nhân "đánh giá tốt" của TPHCM.

Đó là phòng khám của:

- TS.BS Lê Thành Lý - Trưởng khoa Tiêu hóa - BV Chợ Rẫy
Chuyên khoa Nội Tiêu hóa - Gan mật

53 Lê Đại Hành, Phường 6, Quận 11, TP. HCM (gần BV Chợ Rẫy)
ĐT: 08.3855.8886
Khám từ 17 -19g hàng ngày.
Nghỉ ngày lễ và chủ nhật
Mỗi lần khám 100.000 đồng
* Bạn không cần lấy số trước. Phòng khám không quá đông nên cứ lần lượt đến khám theo thứ tự người đến trước khám trước. Thời gian chờ từ 30 - 60 phút.

- Phòng khám của BS.CK2 Trần Ngọc Bảo
Nguyên Phó chủ nhiệm bộ môn Nội - Đại học Y dược TPHCM
BS khoa Khám bệnh và Khoa Nội soi BV - Đại học Y dược TPHCM
Và con trai: ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa BV Nguyễn Tri Phương
Giảng viên bộ môn Nội - Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
BS khoa Nội Soi - BV Đại học Y dược TPHCM

164 Ngô Quyền, Quận 10, TPHCM
ĐT: 08.3856.1684 (Lấy số vào buổi tối từ 20-21g)
Giờ làm việc từ: 16g30 - 21g (từ thứ hai đến thứ sáu)
Thứ bảy: Từ 9g - 15g
* Lưu ý: Phòng khám rất đông. Thường bạn phải điện thoại đăng ký, lấy số trước 1 tuần. Theo hướng dẫn của BS, khi đi khám bệnh bạn cần chuẩn bị như sau:
Trước hết, phải nhớ và kể cho BS biết các triệu chứng gây khó chịu cho bạn. (Triệu chứng nào khó chịu nhất. Triệu chứng này có bao lâu. Đã điều trị lần nào chưa. Kết quả ra sao.. Và các triệu chứng khác kèm theo).
Phải thông báo các bệnh kèm theo và các toa Thu*c bạn đã sử dụng.
Thông báo cho BS biết các Thu*c bạn bị dị ứng.
Sắp xếp theo thứ tự các kết quả xét nghiệm mà bạn có để BS xem cho bạn nhé.

Ngoài ra, trong thời gian chưa đi khám và điều trị, bạn nên ăn uống điều độ và đúng giờ. Hạn chế ăn thức ăn chua, các chất kích thích niêm mạc bao tử (hành, tiêu, tỏi, ớt, cafe, rượu, bia, thức ăn sống...). Không nên lo lắng, căng thẳng quá mức, đừng thứcquá khuya (ngủ sớm giúp giảm tiết dịch bao tử, dễ lành bệnh).

Chúc bạn khám và điều trị được như ý.

Thân mến,
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-da-day-lau-nam-di-kham-phong-mach-nao-1445.html)

Chủ đề liên quan:

đau dạ dày đau dạ dày lâu năm

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY