Mật hôm nay

Đau, sốt, vàng da: Hãy nghĩ đến sỏi mật

Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nặng.
sỏi mật hình thành theo một cơ chế phức tạp có liên quan đến các yếu tố về di truyền, chuyển hóa, miễn dịch và môi trường. sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nặng như: áp-xe gan, viêm đường mật, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn đường mật, viêm phúc mạc do mật, viêm tụy cấp, chảy máu đường mật, viêm túi mật cấp tính, viêm túi mật mạn tính. BS Trần Thiện Hòa - giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM cho biết: sỏi mật thường gặp ở cả hai giới, tuy nhiên phụ nữ mắc nhiều hơn do "hội tụ" các yếu tố thuận lợi tạo sỏi như: sinh con nhiều, dùng Thu*c ngừa thai sớm hoặc dùng liệu pháp estrogen thay thế liều cao, chế độ ăn nhiều béo, ít xơ… Ngoài ra, những người bị hội chứng chuyển hóa (béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, và đái tháo đường týp II), bị nhiễm trùng hay ký sinh trùng đường mật (như nhiễm sán lá gan) hoặc chít hẹp (sỏi sắc tố nâu hình thành trong đường mật)… cũng có nguy cơ bị sỏi mật. Nguyên nhân, triệu chứng Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mạn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, khiến mật dễ lắng xuống thành sỏi. sỏi mật có hai loại: sỏi sắc tố mật (ít gặp) và sỏi cholesterol. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường đi kèm với tình trạng béo phì.

Đau, sốt và vàng da là những triệu chứng điển hình của bệnh sỏi mật. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra triệu chứng này, bởi sỏi mật diễn tiến khá âm thầm. Vì vậy, nên đến bệnh viện ngay, nếu thấy:

- Những cơn đau dữ dội kéo dài trên 15 phút ở vùng hạ sườn phải hoặc đau thượng vị sau khi ăn, đôi khi lan ra sau lưng (cơn đau quặn mật)… kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, nôn ói, chậm tiêu, lình xình như đầy hơi.

- Sốt cao rét run hoặc sốt nhẹ, có khi sốt kéo dài, nhưng bao giờ sốt cũng đi kèm với đau… có thể đã bị nhiễm khuẩn đường mật.

- Vàng da, có thể là do chèn ép từ bên ngoài ống mật chủ do sỏi túi mật hoặc sỏi ống cổ túi mật. Đây cũng là biểu hiện của tắc mật, có sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm.

Chẩn đoán và điều trị

"Không có xét nghiệm nào đặc hiệu cho sỏi túi mật. Các bác sĩ chỉ có thể ghi nhận bệnh nhân có sỏi mật thông qua siêu âm bụng (là kỹ thuật tốt nhất để chẩn đoán sỏi túi mật và phân biệt với viêm túi mật). Siêu âm có thể phát hiện sỏi túi mật ở 97-98% bệnh nhân. Siêu âm bụng có thể sẽ không nhạy đối với những sỏi ẩn (hoặc sỏi nhỏ hơn 5mm)" -

BS Trần Thiện Hòa cho biết.

Gan to là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật.

Về điều trị, cắt túi mật nội soi là phẫu thuật thường được sử dụng nhất. Trong một số rất ít trường hợp, có thể xem xét tán sỏi qua nội soi hoặc dùng Thu*c uống hòa tan sỏi.

Những bệnh nhân được chỉ định uống Thu*c hòa tan sỏi cần được kiểm tra theo dõi men gan, cholesterol máu và hình ảnh học.

Phòng ngừa

Ở nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật. Chính vì vậy, cần ăn uống vệ sinh như ăn thức ăn đã nấu chín, tẩy giun định kỳ sáu tháng/lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật, cần nghiêm ngặt thực hiện tẩy giun định kỳ hai lần trong một năm. Đối với người đã có sỏi mật cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra.

Sau cắt túi mật, sỏi vẫn có thể tái phát trong đường mật. Do vậy, thay đổi lối sống (ví dụ tập luyện thường xuyên) và thay đổi chế độ ăn (chế độ ăn ít chất béo và ít calorie) có thể giảm tỷ lệ các bệnh lý liên quan đến sỏi túi mật.

Lưu ý, người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật sẽ kết hợp cùng cholesterol tạo sỏi.

Mangyte.vn Theo Thiên Nga - Phụ nữ Online
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-sot-vang-da-hay-nghi-den-soi-mat-2924.html)

Chủ đề liên quan:

mật sỏi mật sốt vàng da

Tin cùng nội dung

  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Sỏi mật được hình thành khi dịch mật tích trữ trong túi mật trở nên cứng tạo thành sỏi
  • Xơ gan mật nguyên phát là một bệnh trong đó đường mật trong gan của bạn đang dần bị phá hủy. Xơ gan mật nguyên phát được cho là một bệnh tự miễn.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • MRCP là viết tắt của Magnetic Resonance Cholangiopancreatography: cộng hưởng từ mật tụy. Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP Scan) là kỹ thuật sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra hình ảnh của gan, ống dẫn mật, túi mật và tuyến tụy.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY