Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đây là căn bệnh thường bị bỏ sót nhất, chủ quan nghĩa là bạn tự đánh mất cơ hội cứu mình

Bệnh lý về tuyến giáp là loại bệnh cực kỳ dễ bị bỏ sót. Nguyên nhân là bởi triệu chứng của các bệnh tuyến giáp thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn.

Bác sĩ ung bướu cảnh báo loại bệnh thường bị bỏ sót

Ths. bs nội trú nguyễn xuân tuấn (bệnh viện ung bướu hưng việt) mới đây đã cảnh báo rằng: bệnh lý về tuyến giáp là loại bệnh cực kỳ dễ bị bỏ sót. nguyên nhân là bởi triệu chứng của các bệnh tuyến giáp thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn. có thể ví dụ như: rụng tóc, tiêu chảy, khô da, cảm thấy mệt mỏi... chính vì vậy bệnh thường bị cả bệnh nhân lẫn bác sĩ bỏ qua.

"điều đó khiến cho các vấn đề tuyến giáp như bướu cổ, cường giáp, suy giáp, ung thư tuyến giáp thường được phát hiện muộn hơn. lúc đó tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn", ths. bs nội trú nguyễn xuân tuấn nói.

ThS. BS Nội trú Nguyễn Xuân Tuấn.

Cũng theo BS Tuấn, tuyến giáp tuy có kích thước rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng. Nó chính là tuyến nội tiết, có chức năng tạo ra hooc môn để kiểm soát chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu nội tiết bị rối loạn, quá cao hay quá thấp có thể dẫn đến bệnh tim mạch, hôn mê, loãng xương, vô sinh, thậm chí là tử vong.

Hiện nay, ung thư tuyến giáp chiếm tới trên 90% trong các loại ung thư thuộc hệ nội tiết. nếu được phát hiện sớm, ung thư tuyến giáp sẽ cho tiên lượng tốt, khả năng điều trị thành công cao. ngược lại, nếu loại ung thư này phát hiện ở giai đoạn muộn, thì khối u sẽ xâm lấn ra các tổ chức lân cận quanh tuyến giáp, di căn tới hạch ở khu vực quanh cổ, hoặc tới xương, phổi, não.

Bác sĩ tuấn khuyên rằng, nếu nghi ngờ bản thân đang có các triệu chứng tiềm ẩn của bệnh lý tuyến giáp; hoặc thuộc các nhóm người có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn so với người khác thì rất cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa về tuyến giáp để được làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Nhóm người nào có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn so với người khác?

- Người có tiền sử xạ trị vùng cổ hoặc tiền sử tiếp xúc, chiếu tia X hay các tia liên quan tới máy chụp CT.

- có chế độ ăn thiếu hoặc quá nhiều iod làm tăng nguy cơ mắc các bướu giáp đơn thuần cũng như ung thư tuyến giáp thể nang.

- có tiền sử mắc các bệnh tuyến giáp mạn tính như viêm tuyến giáp mạn tính hashimoto hoặc viêm tuyến giáp bán cấp de quervain… có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp cao hơn.

Người có chế độ ăn thiếu hoặc quá nhiều iod có thể làm tăng nguy cơ mắc các bướu giáp đơn thuần cũng như ung thư tuyến giáp thể nang.

- trong ung thư tuyến giáp thể tủy, có liên quan chặt chẽ với tính chất gia đình và di truyền. thường những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy thường nằm trong bệnh cảnh đa u nội tiết men 2, trong đó có 2 dưới nhóm men 2a và men 2b.

Men 2a bao gồm: ung thư tuyến giáp thể tủy, u tế bào ưa chrom tiết adrenalin tại tuyến thượng thận và u tuyến cận giáp.

Men 2b bao gồm: ung thư tuyến giáp thể tủy, u tế bào ưa chrom và u xơ thần kinh hay gặp ở niêm mạc và đường tiêu hóa, đặc biệt là ở lưỡi.

- Ngoài ra ở Việt Nam ghi nhận 1 số yếu tố nguy cơ khác như người sống ở vùng biển, nơi có chế độ ăn giàu iod hoặc người có tiền sử Basedow khi có u đặc tuyến giáp thì dễ nghi ngờ ung thư tuyến giáp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/day-la-can-benh-thuong-bi-bo-sot-nhat-chu-quan-nghia-la-ban-tu-danh-mat-co-hoi-cuu-minh-20221128211118883.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY